Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 91)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1.Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công

huyện Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh Phúc

4.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã cấp xã

Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương cần chú ý đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo chức danh, chức vụ. Trong đó cần chú ý bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, cập nhật những chủ trương, chính sách mới và kinh nghiệm thực tế trong việc giải quyết những tình huống cụ thể thường xảy ra ở cơ sở là yếu tố quyết định. Để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương có hiệu quả, cần làm tốt các nội dung sau:

Thứ nhất: Xác định mục tiêu và chương trình đào tạo

Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Tam Dương với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu; kế thừa được truyền thống văn hóa của địa phương, của dân tộc; kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh công cuộc đổi mới.

Việc xây dựng chương trình đào tạo cần phải đảm bảo mục tiêu truyền tải những nội dung cơ bản để có thể qua đó trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết vì thế chương trình đào tạo cần được xây dựng như sau:

- Nội dung đào tạo phải xuất phát từ kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho học viên trong khóa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nội dung đào tạo phải đảm bảo tính tiên tiến đảm bảo cho học viên có thể tiếp thu được nhưng đòi hỏi học viên phải không ngừng nỗ lực trong học tập, có như vậy thì việc đào tạo mới thực sự hiệu quả.

- Nội dung đào tạo phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học viên để học viên có thể tiếp thu hiệu quả nội dung môn học.

- Các môn học trong một chương trình đào tạo cần được bố trí khoa học và hợp lý, tạo điều kiện cho học viên có thể tiếp thu nhanh hơn và vận dụng được những kiến thức vừa học.

Thứ hai: Xác định nhu cầu đào tạo gắn kết với đào tạo và sử dụng.

Nhu cầu đào tạo là một khâu trong cả quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Tam Dương chưa thực sự coi trọng việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là một khâu quan trọng. Từ đó dẫn đến đào tạo, bồi dưỡng sai địa chỉ, không đúng mục đích, đào tạo tràn lan, thiếu định hướng rõ ràng. Để xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Tam Dương một cách hợp lý, cần phân tích rõ nhu cầu đào tạo, đó chính là:

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã dưới 45 tuổi đủ tiêu chuẩn về trình độ văn hóa nhưng thiếu kiến thức khác, thì đào tạo bổ sung những kiến thức còn thiếu. Thời gian đào tạo từ ngắn hạn đến trung hạn (trung cấp).

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã sắp đến tuổi nghỉ hưu mà thiếu tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn, cần bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn cho họ, khuyến khích họ phát huy kinh nghiệm công tác, dìu dắt lớp trẻ.

Với đối tượng này chỉ nên bồi dưỡng ngắn hạn.

- Chú trọng đào tạo bồi dưỡng các kiến thức còn thiếu cho nguồn cán bộ, công chức cấp xã dự bị theo các chức danh chuẩn bị cho việc bổ sung, thay thế khi cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hình thức đào tạo: Áp dụng linh hoạt các hình thức đào tạo, đào tạo tập trung, đào tạo ngắn hạn, đào tạo tại chỗ,

Thứ ba: Nâng cao chất lượng giảng dạy tại cơ sở đào tạo (Trường

Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Tam Dương, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Tam Dương và một số cơ sở giáo dục đào tạo khác) cần tập trung làm tốt những vấn đề sau:

- Trước hết phải đổi mới và nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên. Vì giảng viên là nhân tố tiền đề, quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Tiếp tục tập huấn về phương pháp giảng dạy hiện đại cho giảng viên, ở cơ sở đào tạo. Giảng viên phải nắm rõ những đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của từng phương pháp giảng dạy, từ đó áp dụng phương pháp phù hợp cho từng đối tượng đào tạo.

- Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã phải xây dựng theo tinh thần đổi mới, phù hợp với những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, yêu cầu cải cách hành chính và đặc điểm địa lý, trình độ dân trí, phù hợp với trình độ quản lý điều hành của cấp xã của từng vùng.

- Cần phải rà soát đánh giá nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng đẻ loại bỏ những kiến thức lạc hậu không có tính thực tiễn, bổ sung kịp thời kiến thức mới, thiết thực đối với cán bộ, công chức cấp xã. Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần trang bị cho học viên những kiến thức về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, những chủ trương, chính sách mới nhất của Đảng và Nhà nước. Tổ chức thảo luận cách thức áp dụng, triển khai chủ trương chính sách đó sao cho hiệu quả nhất, phù hợp nhất đối với từng địa bàn xã, thị trấn.

- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, máy móc hỗ trợ cho giảng viên áp dụng phương pháp hiện đại vào giảng dạy, tăng cường đầu tư sách báo, tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

liệu phục vụ quá trình giảng dạy. Bố trí số lượng học viên trong một lớp phải hợp lý khoa học, tránh hiện tượng đánh trống ghi tên rồi cấp chứng chỉ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 91)