Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 43)

5. Bố cục của luận văn

2.1 Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả xây dựng câu hỏi nghiên cứu như sau:

1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương giai đoạn 2011 - 2013 như thế nào?

2. Những tồn tại, hạn chế, bất cập của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương?

3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, bất cập của cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương?

4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

5. Để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã thuộc huyện Tam Dương trong những năm tới, cần thực hiện những phương hướng và giải pháp gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu được tác giả tiến hành tại tất cả các xã trên địa bàn huyện Tam Dương đảm bảo số lượng mẫu đại diện được cho toàn vùng. Để đảm bảo mục tiêu nghiên cứu tác giả tiến hành chọn địa điểm nghiên cứu dựa trên các tiêu chí sau:

Đảm bảo cỡ mẫu về người dân của các xã trên địa bàn huyện Tam Dương Đảm bảo cỡ mẫu các cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tam Dương.

Để đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện Tam Dương theo kỹ năng giải quyết công việc, phẩm chất đạo đức lối sống, thái độ trách nhiệm với công việc, tác giả thực hiện một cuộc phỏng vấn điều tra về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Đối tượng được phỏng vấn là những người dân tại các xã trên địa bàn huyện. Bằng việc sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ khác nhau. Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã được đánh giá qua 3 khía cạnh khác nhau:

- Kỹ năng giải quyết các công việc - Phẩm chất đạo đức lối sống

- Thái độ trách nhiệm với công việc

Sau khi thu thập và xử lý số liệu, tác giả đã lựa chọn ra được 100 phiếu hợp lệ và tiến hành nghiên cứu với 100 mẫu. Ở đây, người dân đánh giá cán bộ, công chức cấp xã theo cơ cấu chức danh cán bộ, công chức gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cán bộ khối Nhà nước: gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

- Cán bộ khối Đoàn thể: gồm có Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã, Chủ tịch Hội phụ nữ, Chủ tịch Hội nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh, Bí thư Đoàn thanh niên.

- Công chức chuyên môn: gồm 7 chức danh công chức chuyên môn. Để đánh giá các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, tác giả thực hiện một cuộc phỏng vấn điều tra chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, với số lượng phiếu phát ra là 130 phiếu, số phiếu thu về hợp lệ là 100 phiếu, tác giả tiến hành xử lý số liệu và nghiên cứu với 100 mẫu điều tra mà tác giả thu thập được. Trong phần này, tác giả cũng sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ khác nhau: Hoàn toàn đồng ý, đồng ý, bình thường, không đồng ý, rất không đồng ý. Dưới đây là kết quả nghiên cứu của tác giả.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin

Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp.

* Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài nghiên cứu và được tác giả thu thập thông qua các báo cáo, các sổ theo dõi về tình hình đội ngũ cán bộ cấp xã ở huyện Tam Dương. Ngoài ra, tác giả còn thu thập các số liệu thông qua các phương tiện đại chúng: đài, báo, ti vi, internet… để đảm đảm được tính thời sự của thông tin.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp bằng việc phỏng vấn các đối tượng sau:

- Thứ nhất, về phía người dân địa phương.

- Thứ hai, về phía đội ngũ cán bộ công chức cấp xã.

Thứ nhất, về phía người dân địa phương

Tác giả tiến hành điều tra 130 người dân địa phương và chọn xác suất 13 xã trên địa bàn huyện Tam Dương. Mỗi xã tác giả chọn ra 10 người để phỏng vấn. Nhằm đánh giá quan điểm của người dân về chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã tại huyện Tam Dương.

Thứ hai, về phía đội ngũ cán bộ công chức cấp xã

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, tác giả tiến hành điều tra 130 cán bộ công chức cấp xã và cũng chọn xác suất tại các xã trên địa bàn huyện Tam Dương. Mỗi xã tác giả chọn ra 10 người để phỏng vấn nhằm đánh giá các nhân tố tác động tới chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

* Xử lý thông tin bằng phần mềm Excel

Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán kết quả phiếu điều tra đối với từng loại phiếu làm căn cứ để minh chứng cho các nghiên cứu; tìm ra những mặt đạt được và tồn tại của chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại địa bàn huyện Tam Dương để có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của huyện Tam Dương..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các thông tin liên quan đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được tổng hợp và hệ thống bằng biểu so sánh, đánh giá, phân tích tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ cấp xã.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng phươgn pháp phân tích sau:

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để

thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã, tình hình sử dụng đội ngũ này và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác.

- Phƣơng pháp so sánh: Phương này được sử dụng sau khi số liệu đã

được tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu.

- Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công tác tổ chức cán bộ, những người am hiểu sâu về về sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, những người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng. cán bộ quản lý các đơn vị thuộc các cấp chính quyền thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lượng... từ đó rút ra những nhận xét đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã

Nhóm chỉ tiêu này được phản ánh thông qua: Số lượng, độ tuổi, giới tính của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã:

- Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã: Đây là chỉ tiêu nghiên cứu trên số lượng chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức cấp xã được UBND tỉnh giao theo quy định, số có mặt, số còn thiếu...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cư cấu độ tuổi của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã: Chỉ tiêu này nghiên cứu cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện có mặt trên các độ tuổi: Dưới 30 tuổi, từ 31 - 45 tuổi, từ 46 - 60 tuổi và trên 60 tuổi.

- Cơ cấu giới tính của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã: Phân tích nghiên cứu để đánh giá mức độ đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức là nam giới, nữ giới theo các chức danh đảm nhiệm.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã: Chỉ tiêu này được hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định được biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học. Đây là những kiến thức mà cán bộ, công chức cấp xã không được thiếu khi giải quyết công việc của mình. Nếu thiếu kiến thức này thì cán bộ, công chức cấp sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp.

- Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã: Chỉ tiêu này nghiên cứu những trình độ: Cao cấp, trung cấp và chưa qua đào tạo. Lý luận chính trị là cơ sở xác định quan điểm, lập trường giai cấp công nhân của cán bộ, công chức cấp nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng. Thực tế cho thấy nếu cán bộ, công chức cấp xã có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

- Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã: Chỉ tiêu này nghiên cứu thông qua số lượng cán bộ, công chức cấp xã đã được đào tạo kiến thức quản lý nhà nước trình độ như: Đại học, chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên và chưa qua đào tạo. Quản lý nhà nước là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhà nước. Đó là những kiến thức đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý.

- Phẩm chất chính trị của người cán bộ, công chức cấp xã: Là tiêu chí quan trọng quyết định đến năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức. Phẩm chất chính trị là động lực tinh thần thúc đẩy cán bộ các cấp vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hay nói cách khác là hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao nhất.

- Trình độ năng lực, các kỹ năng giải quyết công việc, mức độ hoàn thành công việc, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ HUYỆN TAM DƢƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC

là: Yên . ) - - - Vi - - - .

Hệ thống các đường quốc lộ, đường tỉnh lộ (quốc lộ 2, 2B, 2C và tỉnh lộ 310, 305, 316, 306) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua. Có tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai được xây dựng mới. Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đều đang được cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt trục giao thông đối ngoại cao tốc Hà Nội - Lào Cai có 1 nút giao thông đấu nối với quốc lộ 2B tại địa bàn huyện là nút Kim Long tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho giao lưu kinh tế từ địa bàn Tam Dương đi các địa phương trong nước và quốc tế bằng đường bộ. Các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2 của đô thị Vĩnh Phúc được quy hoạch và xây dựng đều đi qua nhiều xã của huyện Tam Dương. Hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội được xây dựng và hoàn thành trong thời kỳ quy hoạch tạo cho Tam Dương có lợi thế đặc biệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là huyện ở vùng trung du nhưng có mật độ giao thông phát triển cao hơn nhiều địa phương khác.

- . 3.1.2. Nam. - . - - .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

-

.

.

Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 là 39,40C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 100C thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng. Bình quân số giờ nắng trong năm là 1400-1600 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1500 mm, phân bố không đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8 và 9. Độ ẩm không khí trung bình cao từ 80-84%, tương đối đều các tháng trong năm.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thủy văn của huyện thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động, thực vật đa dạng cũng như các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên khí hậu thủy văn ở Tam Dương cũng có nét riêng biệt là do dãy núi Tam Đảo chắn hướng gió mùa Đông Bắc nên thường xảy ra mưa nhiều, thỉnh thoảng có gió xoáy, tạo lốc, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân sinh.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện theo kết quả kiểm kê 2013 là 10.821,44 ha, trong đó đất nông nghiệp 5.365,49ha chiếm 49,58%, đất lâm nghiệp 1.394,40ha chiếm 12,89%, đất chuyên dùng 1.844,40 ha chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

17,04%, đất ở 1.564,47 ha chiếm 14,46%, đất chưa sử dụng là 39,31ha chiếm 0,36 % và còn lại là đất chưa sử dụng là 613,37 ha chiếm 5,67% .

Nhìn chung đất canh tác của huyện có độ màu mỡ kém, đất phù sa phân bố chủ yếu ở xã Hợp Thịnh và các xã có địa hình thấp trũng, thích hợp cho trồng lúa, rau và cây thực phẩm. Vùng đồi trung du gồm các loại đất xám feralít xen kẽ đất cát, phù hợp cho trồng các loại cây ăn quả. Bình quân diện tích đất nông nghiệp năm 2013 đạt 526,3m2/người.

Cơ bản đất đai huyện Tam Dương đã được sử dụng đúng mục đích, tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng hiệu quả chưa cao. Đất nông nghiệp được sử dụng theo hướng thâm canh, tăng vụ, chuyển cơ cấu sản xuất, nâng cao hệ số quay vòng đất nhưng do vấn đề thuỷ lợi chưa giải quyết tốt nên một số khu vực còn gặp nhiều khó khăn cho sản xuất.

Đất chuyên dùng có xu hướng tăng mạnh, nhất là đất giao thông thủy lợi, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội như: Trường học, bệnh viện, trụ sở, nhà văn hóa, sân vận động. Đất ở, đất đô thị cũng tăng theo xu thế phát triển và mở rộng thị trấn và các khu dân cư trên địa bàn. Đất chưa sử dụng giảm do khai hoang cải tạo, trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Với mục tiêu phát triển kinh tế hướng mạnh sang các ngành công nghiệp - TTCN, dịch vụ và phát triển đô thị, dự kiến trong giai đoạn tới biến động đất đai phân theo mục đích sử dụng sẽ rất lớn; đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, đất chuyên dùng và đất ở có xu thế tăng lên. Như vậy, việc phân bổ và sử dụng hiệu quả đất đai là vấn đề phải được huyện quan tâm chú ý nhằm tạo khả năng phát triển bền vững, bảo vệ tốt môi trường và sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

... -

. Tuy nhiên Tam Dương c

.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm (chưa có khảo sát để đánh giá về trữ lượng cụ thể). Nguồn nước ngầm gần mặt đất do dân tự khoan, đào giếng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)