Đánh giá các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 74)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Đánh giá các nhân tố chủ quan

3.3.2.1. Cơ chế bầu cử, tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương

Căn cứ vào bảng số liệu 3.10 để đánh giá tác động của cơ chế bầu cử, tuyển dụng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã:

Bảng 3.10: Tác động của cơ chế bầu cử, tuyển dụng đến chất lƣợng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã

Chỉ tiêu Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thƣờng Không đồng ý Rất không đồng ý Cơ chế bầu cử cán bộ cấp xã 13 15 30 25 17

Cơ chế tuyển dụng công chức cấp xã 17 22 14 34 13

Nguồn: Số liệu tác giả tự điều tra thu thập

Thứ nhất, cơ chế bầu cử đội ngũ cán bộ cấp xã tại huyện Tam Dương

Cơ chế bầu cử cán bộ chưa đạt được mức độ đồng ý cao của các cán bộ công chức cấp xã trong huyện. Số lượng phiếu lựa chọn phương án rất không đồng ý và không đồng ý ở mức độ khá cao tương ứng với tỷ lệ là 42%. Số lượng phiếu lựa chọn phương án bình thường là 30% và có 17% lựa chọn phương án không đồng ý, 15% lựa chọn phương án đồng ý. Kết quả này cho thấy cơ chế bầu cử cán bộ cấp xã huyện Tam Dương vẫn chưa hợp lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Do tính cục bộ địa phương cùng với sự ảnh hưởng của các dòng họ lớn trong xã nên có một thực tế là ở nhiều xã hiện nay những người có phẩm chất tốt, có trình độ cao hơn lại không trúng cử mà người được bầu trúng cử lại thường là những người trong các dòng họ lớn, dòng họ có uy tín. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã trong huyện.

Khi thực hiện công tác bầu cử cán bộ cấp xã tại huyện Tam Dương thì có thể thấy chất lượng của cán bộ cấp xã phụ thuộc vào các nhân tố:

- Phụ thuộc vào mặt bằng dân trí của nhân dân ở địa phương. Vì phần lớn là người địa phương, thông thường nhân sự để bầu cán bộ cấp xã là những người ưu tú của địa phương, đại diện cho nhân dân địa phương.

- Phụ thuộc vào chất lượng công tác lựa chọn ứng cử viên, hiệp thương và danh sách bầu cử của các tổ chức có trách nhiệm.

- Phụ thuộc vào sự lựa chọn sáng suốt của cử tri địa phương.

Thứ hai, cơ chế tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Tam Dương

Cơ chế tuyển dụng công chức cấp xã chưa đạt được mức độ đồng ý cao của các cán bộ công chức cấp xã trong huyện. Số lượng phiếu lựa chọn phương án hoàn toàn đồng ý là 17 phiếu tương ứng với 17%. Số lượng phiếu lựa chọn phương án đồng ý là 22 phiếu tương ứng với 22%. Tuy vậy số lượng phiếu không đồng ý và rất không đồng ý vẫn chiếm tỷ lệ cao là 47%.

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, chính sách tuyển dụng tại các xã của huyện Tam Dương đã được từng bước đổi mới, việc tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển đã được áp dụng từ năm 2005 đến nay, thông thường hai năm huyện tổ chức thi tuyển công chức cấp một lần, để kịp thời bổ sung vào các vị trí công chức cấp xã còn thiếu do luân chuyển, điều động, nghỉ hưu. Tuy nhiên, trong việc thi tuyển tại huyện vẫn còn có một số hạn chế, cụ thể như: Tất cả các thi sinh dự thi các vị trí công chức khác nhau nhưng đều thi các môn thi giống nhau, chất lượng của đề thi chưa phân biệt rõ khả năng, điểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mạnh của từng thí sinh, tỷ lệ cạnh tranh các thí sinh dự tuyển thấp, thí sinh phần lớn là các con em trong xã.

Như vậy, qua việc phân tích đánh giá cơ chế bầu cử tuyển dụng của các xã đối với bầu cử tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn rất nhiều hạn chế. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả sàng lọc cán bộ, công chức cấp xã. Vì vậy ảnh hưởng tới chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Cần thực hiện các giải pháp thay đổi và cải cách cơ chế bầu cử tuyển dụng các xã nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cán bộ công chức cấp xã.

3.3.2.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. Đào tạo bồi dưỡng là con đường duy nhất để nâng cao kiến thức trong điều kiện đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đang bị thiếu hụt kiến thức như hiện nay.

Hiện nay, công tác đào tạo bồi dưỡng trên địa bàn huyện Tam Dương chưa toàn diện, còn nhiều hạn chế, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào cấp trên.

Để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thông qua yếu tố đào tạo, bồi dưỡng, tác giả đánh giá dựa vào bảng 3.1.1 dưới đây:

Bảng 3.11: Tác động của công tác đào tạo bồi dƣỡng đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Tam Dƣơng

Chỉ tiêu

Đào tạo và bồi dƣỡng Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thƣờng Không đồng ý Rất không đồng ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nội dung, chương trình bồi dưỡng,

đào tạo 6 9 4 48 33

Phương pháp giảng dạy 5 7 3 51 34

Thời gian 7 10 5 46 32

Kinh phí hỗ trợ học viên 4 6 2 54 34

Nguồn: Số liệu tác giả tự điều tra thu thập

Theo số liệu bảng cho thấy về đối tượng bồi dưỡng, đào tạo có 36 phiếu không đồng ý (chiếm tỷ lệ 36%) và 26 phiếu rất không đồng ý (chiếm tỷ lệ 26%). Kết quả này cho thấy đối tượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện chưa hợp lý.

Về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng thì có 81 phiếu thể hiện không đồng ý và rất không đồng ý (chiếm tỷ lệ 81%). Qua tìm hiểu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cho rằng nội dung đào tạo bồi dưỡng là chưa phù hợp, chưa thật sự bổ ích, nội dung chủ yếu là lý luận, ít tính thực tiễn và ứng dụng, giảng viên chưa đưa ra các kỹ năng, thao tác xử lý tình huống công việc hàng ngày ở cơ sở. Nội dung đào tạo vẫn chung chung và được thiết kế từ cấp trên, không sát với yêu cầu từ thực tiễn, không gắn với nhu cầu người học.

Về phương pháp giảng dạy: Có tới 85% số phiếu không đồng ý và rất không đồng ý. Đó là những ý kiến cho rằng phương pháp giảng dạy chay, chưa thành thạo trong việc ứng dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy, chưa lấy người học làm trung tâm, không gây hứng thú cho người học, dẫn đến tình trạng người học chán nản, nghỉ học nhiều hoặc đến dự cốt để điểm danh.

Về thời gian, về kinh phí hỗ trợ: Số phiếu đánh giá không đồng ý và rất không đồng ý cũng đều ở mức cao 78/100 phiếu và 88/100 phiếu. Qua tìm hiểu cán bộ, công chức cấp xã cho rằng thời gian đào tạo, bồi dưỡng như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiện nay là không phù hợp, thời gian tổ chức bồi dưỡng kéo dài, kinh phí bồi dưỡng chi cho học viên là quá thấp (mỗi ngày học viên được 50.000đ) số tiền như vậy quả thực là eo hẹp.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện còn thấp là do nhiều yếu tố tạo nên, trong đó có yếu tố đào tạo, bồi dưỡng.

3.3.2.3. Chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương

Thứ nhất, về các khoản thưởng và cơ chế xét thưởng hàng năm.

Số phiếu lựa chọn phương án hoàn toàn đồng ý là 24 phiếu tương ứng với tỷ lệ là 24%, có 13 phiếu lựa chọn phương án đồng ý và 33 phiếu lựa chọn phương án bình thường. Có tới 30 phiếu lựa chọn phương án không đồng ý và rất không đồng ý. Kết quả này cho thấy số hài lòng về các khoản thưởng và cơ chế xét thưởng hàng năm của đội ngũ cán bộ cấp xã vẫn chưa được đánh giá cao và chưa đạt được sự hài lòng cao của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Qua tìm hiểu thực tế thì các khoản thưởng và cơ chế xét thưởng hàng năm của các xã vẫn còn chưa đảm bảo được tính công bằng và minh bạch. Vì vậy, cần phải có sự công bằng hơn và mình bạch hơn trong cơ chế xét thưởng để nâng cao sự hài lòng của các cán bộ, công chức cấp xã trong công việc.

Bảng 3.12: Tác động của yếu tố chế độ chính sách đến chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dƣơng

Chỉ tiêu Lƣơng thƣởng và phụ cấp Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thƣờng Không đồng ý Rất không đồng ý

Các khoản thưởng và cơ chế xét

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mức lương hàng tháng so với đóng

góp của bản thân 23 21 10 34 12

Hỗ trợ của cấp xã về hoàn cảnh khó

khăn của cán bộ, công chức cấp xã 35 21 39 5 0

Nguồn: Số liệu tác giả tự điều tra và thu thập

Thứ hai, mức lương hàng tháng so với đóng góp của bản thân

Hiện nay, quy định thang bảng lương của cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở nên đều được áp dụng như công chức cấp huyện, tỉnh. Song, do mới được áp dụng từ nên hệ số lương của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn rất thấp.

Chính vì vậy, nên chỉ tiêu này vẫn chưa đạt được sự hài lòng cao của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Số người được phỏng vấn lựa chọn phương án hoàn toàn đồng ý và đồng ý chiếm tỷ lệ chưa cao 44%. Trong khi đó số phiếu lựa chọn phương án không đồng ý và rất không đồng ý chiếm tỷ lệ rất cao tới 46%. Qua phỏng vấn trực tiếp thì một số cán bộ cho thấy, mức lương hàng tháng của họ vẫn còn thấp chưa đảm bảo được ổn định cuộc sống của họ nên sự hài lòng về yếu tố này còn chưa cao.

Thứ ba, hỗ trợ của cấp xã về hoàn cảnh khó khăn của cán bộ công chức cấp xã.

Với tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau nên đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cũng quan tâm tới việc giúp đỡ và hỗ trợ những cán bộ công chức có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức yên tâm hơn trong công việc.

Do vậy, chỉ tiêu sự hỗ trợ của cấp xã về hoàn cảnh khó khăn của cán bộ, công chức đạt tỷ lệ khá cao. Chỉ có 5 phiếu lựa chọn phương án là không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đồng ý không có phiếu nào lựa chọn phương án rất không đồng ý. Số phiếu lựa chọn phương án hoàn toàn đồng ý là 35 phiếu chiếm tỷ lệ 35%, số phiếu lựa chọn phương án đồng ý là 21 phiếu chiếm tỷ lệ là 21%. Có 39 phiếu lựa chọn phương án bình thường. Kết quả này cho thấy sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình của các xã đến đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, đây là điểm rất đáng làm và phát huy ở các xã.

3.3.2.4. Công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương

Trong quá trình điều tra đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương thì 100% cán bộ, công chức cấp xã đều cho rằng công tác đánh giá ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.

Về thực hiện quy trình đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tam Dương hiện nay được thực hiện theo các bước: Trước tiên cán bộ, công chức cấp xã tự viết bản kiểm điểm, sau đó cấp xã tổ chức họp kiểm điểm, nhận xét, tham gia góp ý đối với từng cán bộ, công chức cấp xã, cùng với việc lấy ý kiến nhận xét của lãnh đạo phòng chuyên môn cấp huyện. Sau đó lãnh đạo cấp xã tổng hợp có nhận xét đánh giá, xếp loại vào bản kiểm điểm.

Bảng 3.13: Tác động của yếu tố công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dƣơng

Chỉ tiêu Hoàn toàn

đồng ý Đồng ý Bình thƣờng Không đồng ý Rất không đồng ý 1. Quy trình đánh giá 15 27 24 15 19

2. Tiêu chuẩn, nội dung đánh giá 8 13 21 32 26 3. Thời gian đánh giá 1 năm 1 lần 13 18 25 29 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên, theo bảng số liệu 3.13, thì có 15 phiếu (chiếm tỷ lệ 15%) số phiếu không đồng ý và có 19 phiếu (chiếm tỷ lệ 19%) số phiếu rất không đồng ý. Kết quả đánh giá trên cho thấy quy trình đánh giá cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương hiện nay còn một số điểm chưa phù hợp.

Về tiêu chuẩn, nội dung đánh giá cán bộ, công chức cấp xã có 21 phiếu (tỷ lệ 21%) hoàn toàn đồng ý và đồng ý; số phiếu không đồng ý và rất không đồng ý rất cao là 58 phiếu (chiếm tỷ lệ 58%). Kết quả này cho thấy tiêu chuẩn, nội dung đánh giá hiên nay đang áp dụng tại huyện Tam Dương đa số cán bộ, công chức cho rằng chưa phù hợp, chưa phản ánh đúng mặt mạnh, mặt hạn chế, chưa cụ thể vẫn còn chung chung.

Về thời gian 1 năm đánh giá 1 lần: Có 44 phiếu (chiếm tỷ lệ 44%) không đồng ý và rất không đồng ý, số phiếu đồng ý và rất đồng ý 31 phiếu (chiếm tỷ lệ 31%). Qua tìm hiểu đa số cán bộ, công chức cấp xã cho rằng, để đánh giá hiệu quả, chính xác, thì nên 6 tháng tổ chức đánh giá 1 lần. Qua việc đánh giá sẽ chỉ ra được những mặt mạnh cần phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục đối với cán bộ, công chức cấp xã.

3.4. Nhận xét đánh giá chung về chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Tam Dƣơng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)