Điểm trung bình của sinh viên qua các thang đo

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 71)

1. Trí tuệ cảm xúc của sinh viên tâm lý

1.3.Điểm trung bình của sinh viên qua các thang đo

Theo mô hình lý thuyết mà các tác giả trắc nghiệm đã đƣa ra, điểm thô của các tiểu thang đo đƣợc quy về hai thang đo, ta có kết quả nhƣ sau: thang đo thứ nhất-trí tuệ trải nghiệm cảm xúc (phần A, E, B, F), số điểm trung bình của nhóm SVTL là 33,28 điểm và thang đo thứ hai-trí tuệ chiến lƣợc cảm xúc (phần C, G, D, H) là 25,41 điểm (xem bảng 5).

Bảng 5. Điểm trung bình của sinh viên qua hai thang đo (điểm thô)

Các thang đo Điểm trung bình N Độ lệch chuẩn trung bình 1. Trí tuệ trải nghiệm

cảm xúc 33,28 50 4,08 2. Trí tuệ chiến lược

cảm xúc 25,41 50 2,83

Kết quả tính tƣơng quan giữa hai thang đo của trắc nghiệm cho thấy, thang đo thứ nhất và thang đo thứ hai có hệ số tƣơng quan thuận với nhau. Đặc biệt cả hai thang đo đều có tƣơng quan rất chặt với điểm tổng của trắc nghiệm. Nhƣ vậy, ở nhóm SVTL này, trí tuệ trải nghiệm cảm xúc và trí tuệ chiến lƣợc có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Nếu trí tuệ trải nghiệm cảm xúc tốt thì trí tuệ chiến lƣợc cảm xúc cũng tốt và ngƣợc lại. Nếu hai mặt này đều tốt thì sẽ góp phần nâng cao năng lực tổng thể của trí tuệ cảm xúc.

Bảng 6. Tương quan giữa các thang đo của trắc nghiệm MSCEIT trên mẫu SVTL

Các thang đo Trí tuệ trải nghiệm cảm xúc

Trí tuệ trải nghiệm cảm xúc Trí tuệ trải nghiệm cảm xúc

Trí tuệ chiến lược cảm xúc 0,58**

Điểm tổng 0,92** 0,84**

* P<0,05; **P<0,01

1.4. Sự khác biệt về điểm thô tổng và điểm chuẩn theo các tiêu chí

Bảng 7. Sự khác biệt về EQ trung bình (điểm thô) trên mẫu SV theo giới

Giới tính Điểm trung bình N Độ lệch chuẩn trung bình Mức độ khác biệt Nam 54,12 7 10,79 0,03 Nữ 59,45 43 4,90 Tổng 58,70 50 6,19

Kết quả thu đƣợc cho thấy, nhóm nam có EQ trung bình (điểm thô) là 54,12, thấp hơn của nhóm nữ (59,45 điểm). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

Khi so sánh về EQ trung bình (điểm chuẩn) giữa hai nhóm SV nam và nữ cũng cho thấy sự khác biệt tƣơng tự.

Bảng 8. Sự khác biệt về EQ trung bình (điểm chuẩn) trên mẫu SV theo giới

Giới tính Điểm trung bình N Độ lệch chuẩn trung bình Mức độ khác biệt Nam 90,04 7 26,13 0,03 Nữ 102,93 43 11,86 Tổng 101,12 50 14,99

Ở nhóm nam, EQ trung bình (điểm chuẩn) là 90,04, thấp hơn của nhóm nữ (102,93 điểm). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

Kết quả so sánh EQ trung bình (điểm thô) giữa nhóm SV có quê ở nông thôn và SV quê ở thành phố đƣợc trình bày trong bảng 9. Kết quả bảng 9 cho thấy, số SV quê ở nông thôn có EQ trung bình (điểm thô) là 58,15 điểm, thấp hơn nhóm SV quê ở thành phố (60,00 điểm). Với P > 0,05, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 9. Sự khác biệt về EQ trung bình (điểm thô) trên mẫu SV theo quê quán

Quê quán Điểm trung bình N Độ lệch chuẩn trung bình Mức độ khác biệt Nông thôn 58,15 35 6,84 0,33 Thành phố 60,00 15 4,21 Tổng 58,70 50 6,19

Tƣơng tự nhƣ vậy, cũng không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm SV quê ở thành phố và SV quê ở nông thôn về EQ trung bình (điểm chuẩn).

Bảng 10. Sự khác biệt về EQ trung bình (điểm chuẩn) trên mẫu SV theo quê quán

Quê quán Điểm trung bình N Độ lệch chuẩn trung bình Mức độ khác biệt Nông thôn 99,78 35 16,57 0,33 Thành phố 104,27 15 10,19 Tổng 101,13 50 14,99

1.5. Nguyên nhân

Qua các số liệu thu đƣợc và sự mô tả, phân tích số liệu về điểm EQ qua các phần, các tiểu thang đo, thang đo, điểm thô tổng và điểm chuẩn của những SVTL đƣợc chọn làm khách thể của đề tài, có những điểm nổi bật nhƣ sau:

Kết quả điểm của các phần trắc nghiệm, các tiểu thang đo và hai thang đo của SV cho thấy, ở nhóm SV này, đã cho phép tính mối tƣơng quan giữa các phần, các tiểu thang đo, các thang đo với nhau và với điểm tổng. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với mô hình lý thuyết của các tác giả trắc nghiệm.

Về so sánh EQ trung bình (điểm thô) và EQ trung bình (điểm chuẩn) của SV theo giới, cho ta kết quả là nhóm nữ có số điểm trung bình cao hơn nhóm nam. Điều này phù hợp với nghiên cứu của nhóm tác giả trắc nghiệm (Salovey at all, 1997) và các tác giả Việt Nam trong đề tài cấp nhà nƣớc KX- 05-06.

Kết quả so sánh sự khác biệt về điểm EQ trung bình (điểm thô) và EQ trung bình (điểm chuẩn) của SV theo quê quán, không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa. Nhƣ vậy, có thể thấy trí tuệ cảm xúc của nhóm sinh viên quê ở thành phố và nhóm sinh viên quê ở nông thôn không bị ảnh hƣởng bởi yếu tố quê quán. Điều này có thể là do số mẫu chƣa đủ lớn, chƣa đại diện, nên chƣa phát hiện thấy sự khác biệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA NGƢỜI LÀM CÔNG TÁC TƢ VẤN TÂM LÝ

2.1. Điểm trung bình của ngƣời làm công tác tƣ vấn tâm lý qua các phần của trắc nghiệm (điểm thô) phần của trắc nghiệm (điểm thô)

Kết quả điểm trung bình của NLCTTVTL qua các phần của trắc nghiệm MSCEIT đƣợc trình bày trong bảng 11. Qua bảng số liệu ta thấy, phần A (khả

dƣỡng các cảm xúc tích cực) là 6,57, phần C (khả năng hiểu những thay đổi về cảm xúc) là 9,75 điểm và phần D (khả năng quản lý, làm chủ cảm xúc của bản thân) là 6,15 điểm, phần E (khả năng nhận biết cảm xúc qua các bức tranh) là 10,56 điểm, phần F (khả năng xét đoán sự tiến triển của cảm xúc) là 7,33 điểm, phần G (khả năng hiểu sự biến đổi, hòa trộn các loại cảm xúc) là 5,74 điểm và phần H (khả năng quản lý cảm xúc trong quan hệ với ngƣời khác) là 3,29 điểm.

Bảng 11. Điểm trung bình của NLCTTVTL qua các phần của trắc nghiệm (điểm thô)

Các phần của trắc nghiệm Điểm trung bình N Độ lệch chuẩn trung bình Phần A 8,36 50 1,48 Phần B 6,57 50 1,23 Phần C 9,75 50 1,29 Phần D 6,15 50 0,82 Phần E 10,56 50 2,07 Phần F 7,33 50 1,54 Phần G 5,74 50 1,07 Phần H 3,29 50 0,61

Tìm hiểu mối quan hệ giữa các mặt của trí tuệ cảm xúc qua các phần của trắc nghiệm MSCEIT, ở nhóm NLCTTVTL, tác giả thấy rằng, giữa tám phần có mối tƣơng quan với nhau. Tuy nhiên, có phần tƣơng quan với phần này cao hơn với phần kia...Chẳng hạn, phần A tƣơng quan với phần B cao hơn với các phần khác, phần B tƣơng quan với phần A và phần F cao hơn với các phần khác, phần C tƣơng quan chặt chẽ hơn với phần G...Tất cả các phần cũng đều có tƣơng quan với điểm tổng của trắc nghiệm.

Kết quả trên cho thấy, ở nhóm NLCTTVTL khả năng nhận biết cảm xúc qua khuôn mặt có mối liên hệ chặt chẽ hơn với khả năng nuôi dƣỡng cảm xúc tích cực. Khả năng nuôi dƣỡng cảm xúc tích cực có liên hệ chặt chẽ hơn với khả năng xét đoán sự tiến triển của cảm xúc và khả năng nhận biết cảm xúc qua khuôn mặt. Khả năng hiểu những thay đổi về cảm xúc liên hệ chặt hơn với khả năng hiểu sự biến đổi, hòa trộn các loại cảm xúc phức hợp... Ngoài ra, giữa các năng lực riêng lẻ và năng lực tổng thể của trắc nghiệm đều có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

Nhƣ vậy, nếu phát triển khả năng này của trí tuệ cảm xúc thì khả năng khác có mối liên hệ chặt chẽ với nó cũng phát triển và ngƣợc lại. Khi ta chú ý rèn luyện để phát triển các mặt nhỏ của trí tuệ cảm xúc thì cũng có nghĩa là ta đang rèn luyện để phát triển trí tuệ cảm xúc tổng thể (xem bảng 12).

Bảng 12. Tương quan giữa các phần của trắc nghiệm MSCEIT trên mẫu NLCTTVTL Phần A Phần B Phần C Phần D Phần E Phần F Phần G Phần H Phần A Phần B 0,42** Phần C 0,18 0,19 Phần D 0,08 0,24 0,21 Phần E 0,35* 0,38** 0,17 0,21 Phần F 0,26 0,45** 0,39** 0,33* 0,35* Phần G 0,03 0,19 0,53** 0,32* 0,26 0,37** Phần H 0,13 0,20 0,11 0,43** 0,04 0,25 0,17 Điểm tổng 0,57** 0,66** 0,57** 0,50** 0,69** 0,73** 0,56** 0,36* * P<0,05; **P<0,01

2.2. Điểm trung bình của ngƣời làm công tác tƣ vấn tâm lý qua các tiểu thang đo thang đo

Kết quả điểm trung bình (điểm thô) qua các tiểu thang đo của trắc nghiệm MSCEIT ở NLCTTVTL nhƣ sau: Ở thang đo thứ nhất (nhận biết cảm xúc) những NLCTTVTL có số điểm trung bình là 18,93, độ lệch chuẩn trung bình là 2,95. Tiểu thang đo thứ hai (cảm xúc hỗ trợ tƣ duy) 13,90 điểm, độ lệch chuẩn trung bình là 2,37.Tiểu thang hiểu biết cảm xúc có số điểm trung bình 15,49, độ lệch chuẩn trung bình 2,07. Tiểu thang điều khiển, kiểm soát cảm xúc có số điểm trung bình là 9,44 và độ lệch chuẩn trung bình là 1,22.

Bảng 13. Điểm trung bình của NLCTTVTL qua các tiểu thang đo (điểm thô)

Các tiểu thang đo Điểm trung bình N Độ lệch chuẩn trung bình 1. Nhận biết cảm xúc 18,93 50 2,95

2. Cảm xúc hỗ trợ tư duy 13,90 50 2,37

3. Hiểu biết cảm xúc 15,49 50 2,07

4. Điều khiển cảm xúc 9,44 50 1,22

Về mối quan hệ giữa các tiểu thang đo của trắc nghiệm cho thấy, tiểu thang thứ nhất-nhận biết cảm xúc có mối tƣơng quan cao hơn với tiểu thang đo thứ hai-cảm xúc hóa ý nghĩ. Trong khi đó tiểu thang đo thứ hai lại có mối quan hệ tƣơng đối đồng đều với cả ba thang đo còn lại. Nhƣng tiểu thang đo thứ tƣ thì có tƣơng quan với tiểu thang đo thứ hai cao hơn so với các tiểu thang kia và tất cả bốn tiểu thang đo đều có mối tƣơng quan thuận khá chặt với điểm tổng của trắc nghiệm (xem bảng 14).

Nhƣ vậy, có thể thấy từng thành tố nhỏ của trí tuệ cảm xúc đều có mối quan hệ với nhau và quan hệ với EQ tổng ở các mức độ khác nhau. Do vậy, nếu thành tố này của trí tuệ cảm xúc phát triển thì thành tố khác mà có mối

liên hệ với nó cũng phát triển và ngƣợc lại. Ví dụ, nếu khả năng nhận biết cảm xúc, khả năng hiểu biết cảm xúc và khả năng quản lý cảm xúc tốt thì khả năng cảm xúc hóa ý nghĩ cũng tốt và ngƣợc lại. Nếu khả năng cảm xúc hóa ý nghĩ tốt thì khả năng quản lý cảm xúc cũng tốt và ngƣợc lại.

Bảng 14. Tương quan giữa các tiểu thang đo của trắc nghiệm MSCEIT trên mẫu NLCTTVTL Nhận biết cảm xúc Nhận biết cảm xúc Nhận biết cảm xúc Nhận biết cảm xúc Nhận biết cảm xúc Cảm xúc hóa ý nghĩ 0,50** Hiểu biết cảm xúc 0,23 0,39** Quản lý cảm xúc 0,17 0,36** 0,28* Điểm thô tổng 0,77** 0,82** 0,65** 0,51** * P<0,05; **P<0,01

2.3. Điểm trung bình của ngƣời làm công tác tƣ vấn qua các thang đo

Kết quả điểm trung bình của NLCTTVTL qua các thang đo của trắc nghiệm MSCEIT nhƣ sau: thang đo thứ nhất-trí tuệ trải nghiệm cảm xúc (phần A, E, B, F), là 32,83 điểm và thang đo thứ hai-trí tuệ chiến lƣợc cảm xúc (phần C, G, D, H) là 24,93 điểm (xem bảng 15).

Bảng 15. Điểm trung bình của NLCTTVTL qua các thang đo (điểm thô)

Các thang đo Điểm trung bình N Độ lệch chuẩn trung bình 1. Trí tuệ trải nghiệm

cảm xúc 32,83 50 4,61 2. Trí tuệ chiến lược

Kết quả tính tƣơng quan giữa hai thang đo của trắc nghiệm cho thấy, thang đo thứ nhất và thang đo thứ hai có hệ số tƣơng quan thuận với nhau. Đặc biệt cả hai thang đo đều có tƣơng quan rất chặt với điểm tổng của trắc nghiệm. Nhƣ vậy, ở nhóm NLCTTVTL, trí tuệ trải nghiệm cảm xúc và trí tuệ chiến lƣợc có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Nếu trí tuệ trải nghiệm cảm xúc tốt thì trí tuệ chiến lƣợc cảm xúc cũng tốt và ngƣợc lại. Nếu hai mặt này đều tốt thì năng lực tổng thể của trí tuệ cảm xúc cũng tốt (xem bảng 16).

Bảng 16. Tương quan giữa các thang đo của trắc nghiệm MSCEIT trên mẫu NLCTTVTL

Các thang đo Trí tuệ trải nghiệm cảm xúc

Trí tuệ trải nghiệm cảm xúc Trí tuệ trải nghiệm cảm xúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trí tuệ chiến lược cảm xúc 0,41**

Điểm thô tổng 0,92** 0,73**

* P<0,05; **P<0,01

2.4. Sự khác biệt về điểm thô tổng và điểm chuẩn theo các tiêu chí

So sánh sự khác biệt về EQ trung bình (điểm thô) giữa nhóm NLCTTVTL nam và nhóm NLCTTVTL nữ ta thấy, điểm trung bình ở nhóm nam là 61,31, độ lệch chuẩn là 3,06, trong khi nhóm nữ lại có điểm là 56,99 và độ lệch chuẩn là 6,49, mức khác biệt là 0,05. Điều đó cho thấy giữa hai nhóm này có sự khác biệt khá có ý nghĩa.

Bảng 17. Sự khác biệt về EQ trung bình (điểm thô) trên mẫu NLCTTVTL theo giới

Giới tính Điểm trung bình N Độ lệch chuẩn trung bình

Mức độ khác biệt

Nữ 56,99 41 6,49

Tổng 57,77 50 6,23

Kết quả so sánh EQ trung bình (điểm chuẩn) giữa nhóm NLCTTVTL nam và nữ đƣợc trình bày trong bảng 18. Qua bảng số liệu này ta thấy, nhóm NLCTTVTL nam có điểm trung bình là 107,44 điểm, độ lệch chuẩn là 7,41, còn nhóm nữ có điểm trung bình là 96,87 điểm, độ lệch chuẩn là 15,08. Mức độ khác biệt 0,05 là khá có ý nghĩa thống kê.

Bảng 18. Sự khác biệt về EQ trung bình (điểm chuẩn) trên mẫu NLCTTVTL theo giới

Giới tính Điểm trung bình N Độ lệch chuẩn trung bình Mức độ khác biệt Nam 107,44 9 7,41 0,05 Nữ 96,99 41 15,73 Tổng 98,87 50 15,08

Tìm hiểu sự khác biệt về EQ trung bình (điểm thô) trên mẫu NLCTTVTL theo quê quán, đề tài thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Nhóm NLCTTVTL quê ở nông thôn có EQ là 56,74 điểm, độ lệch chuẩn là 5,77, còn nhóm những NLCTTVTL quê ở thành phố có EQ là 58,40 điểm, độ lệch chuẩn là 6,50. Mức độ khác biệt giữa hai nhóm này là 0,36. Điều đó có nghĩa là giữa hai nhóm khách thể này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về EQ trung bình (điểm thô).

Bảng 19. Sự khác biệt về EQ trung bình (điểm thô) trên mẫu NLCTTVTL theo quê quán

Quê quán Điểm trung bình N Độ lệch chuẩn trung bình Mức độ khác biệt Nông thôn 56,74 19 5,77 0,36 Thành phố

Tổng 57,77 50 6,23

Tƣơng tự nhƣ vậy, khi tìm hiểu về sự khác biệt EQ trung bình (điểm chuẩn) trên hai nhóm khách thể này cũng không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 20, nhóm NLCTTVTL quê ở nông thôn có EQ là 96,38 điểm, độ lệch chuẩn là 13,98. Nhóm NLCTTVTL quê ở thành phố có EQ là 100,40 điểm, độ lệch là 15,74. Mức khác biệt giữa hai nhóm này là 0,36.

Bảng 20. Sự khác biệt về EQ trung bình (điểm chuẩn) trên mẫu NLCTTVTL theo quê quán

Quê quán Điểm trung bình N Độ lệch chuẩn trung bình Mức độ khác biệt Nông thôn 96,38 19 13,98 0,36 Thành thị 100,40 31 15,74 Tổng 98,87 50 15,08

Kết quả điểm số EQ của nhóm những NLCTTVTL theo hình thức TVTL (Bảng 21) cho thấy nhóm những NLCTTVTL trực tiếp có điểm EQ trung bình là 98,76, độ lệch chuẩn trung bình là 16,15 và nhóm những NLCTTVTL gián tiếp có điểm EQ trung bình 98,94, độ lệch chuẩn trung bình là 14,70 và mức độ khác biệt là 0,96 (P>0,05). Điều đó cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm khách thể này về điểm số EQ. Nhƣ vậy, ta có thể thấy rằng, chỉ số trí tuệ cảm xúc của những NLCTTVTL là đồng đều giữa các hình thức TVTL.

Bảng 21. Sự khác biệt về EQ trung bình (điểm chuẩn) trên mẫu NLCTTVTL theo hình thức TVTL

Hình thức

TVTL Điểm trung bình N Độ lệch chuẩn trung bình

Mức độ khác biệt Trực tiếp 98,76 18 16,15 0,97

Gián tiếp 98,93 32 14,70

Tổng 98,87 50 15,07

So sánh điểm số EQ trung bình của những NLCTTVTL theo thâm niêm công tác đƣợc trình bày trong bảng 22. Kết quả trong bảng 22 cho thấy, nhóm những NLCTTVTL có thâm niên công tác dƣới 1 năm có điểm EQ trung bình là 98,50, độ lệch chuẩn trung bình là 15,77 và điểm số EQ trung bình của nhóm những NLCTTVTL có thâm niêm trên 1 năm là 99,35; độ lệch chuẩn trung bình là 14,50 và mức độ khác biệt là 0,85 (P>0,05) không có ý nghĩa thống kê. Điều đó chứng tỏ rằng không có sự khác biệt về EQ giữa những NLCTTVTL về thâm niên công tác.

Bảng 22. Sự khác biệt về EQ trung bình (điểm chuẩn)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 71)