2. Các khái niệm cơ bản
2.4.1. Khái niệm tƣ vấn tâm lý và ngƣời làm công tác tƣ vấn tâm lý
- Tƣ vấn tâm lý: là một tiến trình tƣơng tác giữa NLCTTVTL và thân chủ, nhằm giúp thân chủ khơi dậy những tiềm năng của bản thân để họ tự giải quyết vấn đề của mình.
Hoạt động TVTL khác hoàn toàn với những hoạt động mang tính giúp đỡ khác. NLCTTVTL không phải là một bác sỹ y khoa, một cố vấn, không phải là giáo viên, cảnh sát hay nhà báo và cũng không phải là một cha đạo. Chính vì vậy, NLCTTVTL không đƣợc áp đặt cho thân chủ, không đƣợc khuyên răn thân chủ nên làm nhƣ thế này hay không nên làm thế kia. NLCTTVTL cũng không đƣợc giúp đỡ thân chủ một cách vô điều kiện nhƣ một nhà hoạt động xã hội hay một tu sĩ trong nhà thờ. Ngƣợc lại, NLCTTVTL giúp thân chủ nhận thức và đƣơng đầu với chính vấn đề của họ, giúp họ đƣa ra các giải pháp và tự quyết định lựa chọn giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề của họ. Vì vậy, NLCTTVTL cần có những phẩm chất đạo đức và những kỹ năng nghề nghiệp nhất định.
Những năm gần đây, các tổ chức quốc tế và trong nƣớc nghiên cứu về lĩnh vực TVTL, đặc biệt là tổ chức UNICEF, đã không dùng thuật ngữ “tƣ vấn tâm lý” mà dùng thuật ngữ “tham vấn”.
Nhƣ vậy, TVTL là một mối quan hệ và một quá trình nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác, nhận thức và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ. [19]
TVTL gồm hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. TVTL trực tiếp là NLCTTVTL tiếp xúc trực diện với thân chủ trong một không gian xác định
giữa NLCTTVTL và thân chủ. TVTL gián tiếp là NLCTTVTL và thân chủ tiếp với nhau thông qua các phƣơng tiện trung gian nhƣ điện thoại, mạng internet, đài, báo...
- Ngƣời làm công tác tƣ vấn tâm lý: là những ngƣời đƣợc đào tạo chính quy hoặc không chính quy về tâm lý học và TVTL. Hiện tại, những ngƣời này đang làm việc tại các trung tâm TVTL (TVTL trực tiếp và gián tiếp).