Khái niệm “trí tuệ cảm xúc”

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 39)

2. Các khái niệm cơ bản

2.3.Khái niệm “trí tuệ cảm xúc”

2.3.1. Định nghĩa

2.3.1.1. Định nghĩa của Peter Salovey và John Mayer

Dựa trên cơ sở quan niệm của Howard Gardner về dạng trí tuệ cá nhân (năng lực tạo ra đƣợc một mô hình cụ thể và chân thật về bản thân mình và sử dụng nó để tự hƣớng dẫn cuộc đời mình), năm 1990, Peter Salovey và John Mayer (hai nhà tâm lý học Mỹ thế hệ mới), đã đƣa ra định nghĩa về trí tuệ cảm xúc nhƣ sau: “Trí tuệ cảm xúc đƣợc quan niệm là khả năng hiểu rõ cảm xúc của bản thân, thấu hiểu cảm xúc của ngƣời khác, phân biệt đƣợc chúng và sử dụng những thông tin ấy để hƣớng dẫn suy nghĩ và hành động của mình”.

Đến năm 1997, trong cuốn sách “Sự phát triển cảm xúc và trí tuệ cảm xúc”, hai ông đã thừa nhận rằng: trong tác phẩm trƣớc vào năm 1990, định nghĩa của họ chỉ mới đề cập đến việc tiếp nhận cảm xúc mà không đề cập đến việc quản lý cảm xúc. Từ đó, Salovey và Mayer đã đƣa ra định nghĩa mới về tuệ cảm xúc, đó là: "Trí tuệ cảm xúc bao gồm khả năng tiếp nhận, đánh giá và biểu hiện cảm xúc; khả năng đánh giá và phân loại các cảm xúc khi định hƣớng suy nghĩ; khả năng hiểu cảm xúc và nhận biết cảm xúc; khả năng điều khiển cảm xúc nhằm mục đích phát triển cảm xúc và trí tuệ” [11, 12]

Có thể nói, trí tuệ cảm xúc theo quan niệm của hai nhà tâm lý học này chính là năng lực nhận biết cảm xúc của mình và ngƣời khác; năng lực bày tỏ cảm xúc của mình, hoà cảm xúc vào suy nghĩ, hiểu và phân tích cảm xúc; điều khiển và kiểm soát cảm xúc của bản thân và ngƣời khác.

Theo quan niệm trên thì trí tuệ cảm xúc bao gồm những năng lực sau: - Sự nhận thức, bày tỏ cảm xúc: thể hiện ở năng lực nhận ra và bày tỏ cảm xúc của mình ở trạng thái sinh lý, tình cảm, suy nghĩ; năng lực nhận ra và

cảm nhận đƣợc sự bày tỏ cảm xúc của ngƣời khác qua nét mặt, thân thể, ngôn ngữ,… dẫn đến sự đồng cảm, thấu cảm.

- Sự hoà cảm xúc vào suy nghĩ của mình: thể hiện ở việc cảm xúc hỗ trợ tƣ duy một cách có hiệu quả và các cảm xúc giúp đỡ cho óc phán đoán, trí nhớ.

- Sự thấu hiểu và phân tích cảm xúc: bao gồm năng lực nhận diện cảm xúc của mình và ngƣời khác; năng lực hiểu các mối quan hệ dẫn đến những thay đổi của cảm xúc.

- Điều khiển cảm xúc một cách có suy nghĩ, có tính toán: bao gồm năng lực điều khiển cảm xúc và kiểm soát cảm xúc một cách có suy nghĩ để kích thích sự phát triển của trí tuệ và cảm xúc. [11, 12]

2.3.1.2. Định nghĩa của Reuven Baron

Căn cứ trên sự hiểu biết cảm xúc và xã hội, các năng lực này ảnh hƣởng đến khả năng chung để đối phó có hiệu quả với những đòi hỏi của môi trƣờng hoàn cảnh, Reuven Baron đã định nghĩa về trí tuệ cảm xúc là “một dãy các năng lực phi nhận thức và những kỹ năng ảnh hƣởng đến năng lực mà một ngƣời thành công trong hoàn cảnh phải đƣơng đầu với những yêu cầu và sức ép từ môi trƣờng”. Các năng lực này bao gồm:

- Năng lực nhận biết, hiểu và biết cách bộc lộ cảm xúc của mình. - Năng lực nhận biết, hiểu và cảm thông với ngƣời khác.

- Năng lực ứng phó với những cảm xúc mạnh và kiểm soát làm chủ các cảm xúc của mình.

Mô hình năm mặt của ông gồm: các kỹ năng hiểu mình, kỹ năng hiểu ngƣời khác, tính thích ứng, kiểm soát stress và tính khí. [10, 11, 12]

2.3.1.3. Định nghĩa của Daniel Goleman

Nhà tâm lý học này cho rằng: "Trí tuệ cảm xúc bao gồm năng lực tự kiềm chế, kiểm soát, nhiệt tình, kiên trì và năng lực tự thôi thúc bản thân měnh".

Trí tuệ cảm xúc, theo quan niệm của Daniel Goleman, bao gồm những năng lực sau:

- Biết cảm xúc của mình: thể hiện ở sự nhận diện đƣợc cảm xúc của mình khi nó xảy ra và kiểm soát đƣợc các cảm xúc ở mọi lúc.

- Quản lý cảm xúc: thể hiện ở việc xử lý cảm xúc để tập trung chú ý; năng lực an ủi, động viên ngƣời khác và năng lực loại bỏ những lo lắng, trạng thái u sầu…

- Động cơ hoá: thể hiện ở năng lực điều khiển cảm xúc hƣớng vào mục đích hành động; khả năng biết trì hoãn sự thoả mãn nhu cầu của bản thân, dập tắt sự bốc đồng xung tính và khả năng hoà vào tâm trạng hứng khởi.

- Nhận biết cảm xúc của ngƣời khác: thể hiện ở khả năng đồng cảm với ngƣời khác, làm cho mình phù hợp với điều ngƣời khác mong muốn.

- Xử lý các quan hệ: thể hiện ở khả năng điều khiển cảm xúc ở ngƣời khác và biết phối hợp hành động hài hoà với ngƣời khác. [10, 11, 12]

Tóm lại, từ quan niệm của các nhà tâm lý học đã nêu trên về trí tuệ cảm xúc, có thể nói, trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu, phân tích, đánh giá đƣợc cảm xúc của bản thân; khả năng kiềm chế đƣợc cảm xúc, xử lý cân bằng giữa lý trí và tình cảm, có thể điều khiển, kiểm soát đƣợc cảm xúc của mình một

cách tốt nhất; là khả năng cảm nhận, hiểu, phân tích và đánh giá đƣợc cảm xúc của ngƣời khác; khả năng thấu hiểu, động viên, khuyến khích, giúp cho ngƣời khác có thể điều khiển và làm chủ cảm xúc của chính họ.

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 39)