5. Chân dung tâm lý
5.1. Trƣờng hợp 1
B.T.A. MS.001, nữ, 40 tuổi, tốt nghiệp tâm lý học ở nƣớc ngoài năm 1987 và làm việc tại một phòng tâm lý ở Hà Nội. Thâm niên công tác 14 năm. Công việc của chị là TVTL và trị liệu tâm lý cho trẻ em và vị thành niên.
Tiểu sử
Chị A. sinh ra và lớn lên ở một thành phố cách Hà Nội 80 km. Gia đình thuộc tầng lớp trí thức. Bố mẹ làm nghề giáo viên. Phƣơng pháp giáo dục của gia đình là luôn tôn trọng quyết định của con cái.
Chị A. là con thứ 1/4. Ngay từ bé, bố mẹ chị luôn nhắc nhở chị phải cố gắng là một ngƣời chị gƣơng mẫu cho các em noi thoi, nhất là cả về học tập. Theo chị, đƣợc sự giáo dục đúng cách của bố mẹ, đƣợc sống trong một môi trƣờng thuận lợi về mọi mặt, nên chị đã phát triển rất tốt cả về trí tuệ lẫn nhân cách.
Chị A. là ngƣời có nhân cách hƣớng nội trội. Chị là ngƣời có những nét tính cách nhƣ biết nhƣờng nhịn, biết hy sinh, chịu đựng vì ngƣời khác, sống chan hòa với mọi ngƣời...Chính vì vậy, chị đƣợc rất nhiều ngƣời quý mến.
Kết quả học tập của chị từ cấp I đến cấp III đạt loại khá. Năm 17 tuổi, học hết cấp III, chị đã tham gia thi tuyển để đi du học nƣớc ngoài và trúng tuyển với kết quả rất cao. Chị đƣợc phân vào học ngành Tâm lý. Những năm sống ở nƣớc ngoài chị đƣợc học nhiều điều rất bổ ích. Nhƣng theo chị, cái mà chị đƣợc nhiều nhất là chị có cơ hội rèn luyện nhân cách của mình. Chị trở thành một con ngƣời sống độc lập hơn, bao dung hơn.
Năm 1987, sau khi tốt nghiệp đại học, chị A. về nƣớc và lập gia đình. Đồng thời xin vào làm tại một trung tâm nghiên cứu tâm lý. Sau đó, để có thời gian chăm sóc gia đình chị vào làm việc tại một phòng khám, TVTL cho trẻ em, tại một bệnh viện lớn. Công việc ổn định, chị có nhiều thời gian để chăm lo cho chồng con.
- Tiểu thang đo thứ nhất: Nhận biết cảm xúc: 22,5 điểm (điểm trung bình nhóm là 18,93, độ lệch chuẩn trung bình là 2,95).
- Tiểu thang đo thứ hai: Cảm xúc hỗ trợ tƣ duy: 16,3 điểm (điểm trung bình nhóm là 13,90, độ lệch chuẩn trung bình là 2,37).
- Tiểu thang đo thứ ba: Hiểu biết cảm xúc: 18,4 điểm (điểm trung bình nhóm là 15, 49,độ lệch chuẩn trung bình là 2,07).
- Tiểu thang đo thứ tƣ: Điều khiển cảm xúc: 10,4 điểm (điểm trung bình nhóm là 9,44, độ lệch chuẩn trung bình là 1,22).
- Tổng điểm thô: 67,52 điểm (điểm trung bình nhóm là 57,77, độ lệch chuẩn là 6,19).
- Tổng điểm chuẩn: 122,47 điểm (điểm trung bình nhóm là 98,87, độ lệch chuẩn là 15,00).
Nhìn chung, số điểm EQ ở các tiểu thang đo, cũng nhƣ điểm thô tổng và điểm chuẩn của B.T.A. là cao so với điểm trung bình của nhóm khách thể nghiên cứu.
Cuộc sống và công việc hiện tại
Chị A. đã có hai con. Chồng chị là một giảng viên đại học. Công việc hiện tại của chị là TVTL và trị liệu cho trẻ em và các bậc bố mẹ của chúng. Đó là công việc mà chị yêu thích. Sau 8 tiếng làm việc ở cơ quan, chị trở về với chức năng của một ngƣời vợ, ngƣời mẹ. Từ việc đón con, nấu cơm, giặt rũ, cho con cái ăn uống, dạy con học hành chị đều dành làm tất cả, để cho chồng có thời gian học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, chị còn giúp chồng dịch sách, tham gia các đề tài nghiên cứu cùng chồng. Có thể nói, chị là một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chồng chị cả trong cuộc sống lẫn công việc.
Trong cuộc sống gia đình, chị luôn là ngƣời vì chồng, vì con, biết nhẫn nhịn, hy sinh... Chị đã tạo dựng đƣợc một tổ ấm hạnh phúc cho ngƣời chồng và những đứa con của chị. Chị rất bằng lòng với cuộc sống nhƣ vậy.
Trong gia đình chị không bao giờ có chuyện to tiếng. Bởi vì, theo chị, cả hai vợ chồng chị đều có khả năng kiềm chế cảm xúc rất tốt. Dù hai ngƣời thỉnh thoảng cũng có những bất đồng nho nhỏ về quan điểm hoặc trong quyết định một công việc gì đó, nhƣng đều đƣợc giải quyết một cách “hòa bình”. Chị cho rằng, chị và chồng rất hợp nhau. Nhƣng điều quan trọng hơn là “vợ chồng cần phải trở thành những tấm gƣơng cho con cái”, nên “trong từng lời ăn tiếng nói phải hết sức cẩn thận”.
Trong công việc, chị là ngƣời rất nguyên tắc, làm việc hết mình với công việc và luôn giúp đỡ mọi ngƣời. Chị đƣợc mọi ngƣời trong cơ quan quý mến. Chị đƣợc cấp trên đánh giá là “ngƣời có năng lực làm việc tốt, hiệu quả công việc cao và đƣợc đồng nghiệp quý trọng”. Đối với tƣ vấn và trị liệu tâm lý, chị luôn lấy thân chủ làm trọng tâm. Theo chị, kết quả công việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ gia đình, bản thân đứa trẻ... chứ không phải chỉ phụ thuộc vào mình. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc “ lắng nghe thân chủ của mình là quan trọng nhất”.
Chị cho rằng, muốn làm tốt nghề của mình, NLCTTVTL cần phải đƣợc đào tạo chuyên môn để có kỹ năng TVTL, nhạy cảm, biết lắng nghe, biết thông cảm, có khả năng làm chủ cảm xúc của mình và hiểu đƣợc cảm xúc của ngƣời khác. Theo chị, một NLCTTVTL tốt cũng cần có EQ cao và phải thƣờng xuyên rèn luyện để nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình.
Theo chị, “hiện nay nghề TVTL nói riêng và ngành tâm lý nói riêng chƣa đƣợc đánh giá đúng, sự hiểu biết của mọi ngƣời về ngành này còn chƣa đúng
TVTL chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản”. Đây chính là những khó khăn trở ngại mà NLCTTVTL cần phải vƣợt qua. Chính bản thân chị cũng đã gặp những điều này, nhƣng chị vẫn trụ đƣợc với nghề cho đến ngày hôm nay và chị “quyết tâm theo đuổi nghề đến cùng”. Vì đây là nghề mà chị yêu thích. Chị làm việc với nhiệt huyết và đam mê cháy bỏng của một ngƣời yêu nghề. Chị nói: “ Tôi hy vọng nghề này sẽ đƣợc coi trọng hơn”.
Về số thân chủ đến TVTL trung bình 78 ca/tháng (tính từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2004). Thời gian chị TVTL mỗi ca thƣờng kéo dài tối đƣa 1 giờ đồng hồ. Trong hàng nghìn ca TVTL đƣợc ghi chép cẩn thận của chị, tôi chỉ xin chị kể cho một ca mà chị cho là thành công.
Sau đây là một trƣờng hợp TVTL thành công của chị
Một trƣờng hợp chị đã làm cách đây khá lâu. Đây là một bé gái, 8 tuổi đƣợc mẹ đƣa đến chỗ chị trong tình trạng rối nhiễu: đái dầm, ngủ không ngon giấc, luôn có cảm giác bất an, học hành sút kém. Khi tìm hiểu nguyên nhân, chị đƣợc biết, cháu bé đang phải sống trong một gia đình bất hòa, bố mẹ thƣờng xuyên cãi nhau và họ đang chuẩn bị chờ ngày ra tòa ly hôn.
Chị đã chia sẻ, tâm sự với trẻ, lắng nghe những tâm tƣ, nguyện vọng, những điều thầm kín của trẻ. Chị giúp trẻ đƣợc bộc lộ những uẩn khúc trong lòng, nâng đỡ tinh thần cho trẻ. Tuy hoàn cảnh gia đình của đứa trẻ này không thể thay đổi đƣợc nhƣng trẻ đã biết chấp nhận hoàn cảnh và phát triển tốt. Những triệu chứng rối nhiễu tâm lý không còn.
Đây là một ca chị cho là rất thành công. Bây giờ cháu bé đó đã học đại học và thỉnh thoảng vẫn liên lạc với chị. Có lẽ đây là một phần thƣởng lớn nhất mà bất cứ một nhà tâm lý nào cũng mong muốn.
Một NLCTTVTL nữ, 40 tuổi, đã có thâm niên công tác 14 năm. Chị A. là ngƣời có EQ rất cao và là ngƣời đƣợc đánh giá có hiệu quả cao trong công việc. Qua tìm hiểu về con ngƣời và cuộc sống của chị từ thời thơ ấu đến nay, đƣợc biết chị có một môi trƣờng sống rất thuận lợi cho sự phát triển nhân cách nói chung, trí tuệ của chị nói riêng.
5.2. Trƣờng hợp 2
N.H.M. MS.028, nữ, 28 tuổi, chƣa có gia đình, tốt nghiệp đại học, chuyên ngành tâm lý học năm 2002. Hiện đang làm việc tại phòng TVTL cho một trƣờng trung học phổ thông ở Hà nội. Thâm niên công tác 7 tháng.
Tiểu sử
Trƣớc năm 1998, chị M. sống cùng mẹ và anh trai, chị gái tại một thị xã của một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ - Đó chính là quê hƣơng của chị. Hoàn cảnh gia đình M. khó khăn. Mẹ là cán bộ y tế ở phƣờng. Bố đi làm ăn xa và có một gia đình mới, với một ngƣời phụ nữ khác. Phƣơng pháp giáo dục của mẹ là tự do - dân chủ. M. lớn lên trong môi trƣờng khó khăn thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt là thiếu tình cảm của ngƣời cha. Nhƣng với tình yêu thƣơng của mẹ và anh chị, M. vẫn phát triển tốt về trí tuệ và nhân cách. Tuy nhiên, một điều không có lợi cho sự phát triển nhân cách của M. là trong lòng chị hằn sâu nỗi căm hận đối với ngƣời cha bội bạc. M. luôn có cảm giác nghi ngờ đối với những ngƣời khác giới.
M. là con thứ 3/3 trong gia đình. Xu hƣớng nhân cách hƣớng ngoại trội. Kết quả học tập cấp I: khá, cấp II: khá, cấp III: khá, đại học: trung bình-khá. Sau khi tốt nghiệp đại học, M. đã quay trở về quê tìm việc để đƣợc gần mẹ. Nhƣng vì không xin đƣợc việc chị quay lại Hà nội và xin vào làm công việc nhƣ hiện nay.
Trí tuệ cảm xúc của N.H.M.
- Tiểu thang nhận biết cảm xúc: 13,4 điểm (điểm trung bình nhóm là
18,93,độ lệch chuẩn trung bình là 2,95).
- Tiểu thang cảm xúc hỗ trợ tƣ duy: 7,08 điểm (điểm trung bình nhóm là 13,90, độ lệch chuẩn trung bình là 2,37).
- Tiểu thang hiểu biết cảm xúc: 13,9 điểm (điểm trung bình nhóm là
15,49,độ lệch chuẩn trung bình là 2,07).
- Tiểu thang điều khiển cảm xúc: 8,72 điểm (điểm trung bình nhóm là
9,44, độ lệch chuẩn trung bình là 1,22).
- Tổng điểm thô: 43,06 điểm (điểm trung bình nhóm là 57,77, độ lệch chuẩn là 6,19).
- Tổng điểm chuẩn: 63,25 điểm (điểm trung bình nhóm là 98,87, độ lệch chuẩn là 15,00).
Từ kết quả cụ thể trên, có thể thấy rằng, ở N.H.M. có số điểm EQ thấp hơn so với điểm trung bình của nhóm khách thể nghiên cứu.
Cuộc sống và công việc hiện tại
M. rất mãn nguyện khi đƣợc làm công việc đúng với chuyên ngành mình đƣợc đào tạo. Trong công việc, M đã chia sẻ giúp đỡ nhiều em học sinh có những vấn đề tâm lý, giúp các em tháo gỡ những rắc rối trong tâm lý lứa tuổi dậy thì, những khúc mắc trong tình cảm... Chị thƣờng xuyên làm việc với giáo viên để trao đổi và giúp cho họ hiểu hơn về tâm lý của những em học sinh có vấn đề, với mục đích giúp cho các em đƣợc nhiều hơn. Ở nơi làm việc, M. đƣợc các em học sinh và đồng nghiệp quý mến. Tuy vậy, đồng nghiệp của M. luôn tỏ ra hơn chị trong công việc, nên có đôi lúc chị vẫn còn
những uẩn khúc, ức chế trong lòng. Trong buổi họp cuối tháng của trƣờng, cấp trên đã động viên chị “cần phải cố gắng nhiều hơn nữa”.
M. cho rằng, đây là một công việc thú vị. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vì đồng lƣơng chƣa thỏa đáng, không đủ để trang trải cho cuộc sống và theo chị “hiện nay, nghề TVTL ở nƣớc ta còn rất mới mẻ, cả đối với lĩnh vực đào tạo cũng nhƣ trong xã hội. Do vậy, những NLCTTVTL đi đầu gặp nhiều khó khăn trong công việc này”. Về phía bản thân, chị thấy rằng, mình cần học hỏi nhiều hơn nữa. Chị thành thật tâm sự: “tôi chƣa có nhiều kinh nghiệm...”.
Tuy có nhiều khó khăn trong cuộc sống và công việc. Nhƣng M. là một ngƣời yêu nghề và ham học hỏi, nên chị đã và đang “tìm mọi cách để làm tốt hơn công việc của mình ”. Hàng ngày M. làm một ca 8 tiếng ở trƣờng. Sau đó chị đi dạy thêm về văn hóa cho trẻ em, “để tăng thêm thu nhập và để có thể tiếp tục theo đuổi nghề TVTL”.
Theo M: “Trí tuệ cảm xúc rất quan trọng đối với nghề TVTL. Vì trong TVTL, các vấn đề của thân chủ rất nhiều, các cảm xúc, thái độ của thân chủ rất phức tạp. Nếu NLCTTVTL không giữ đƣợc cảm xúc của mình, để cho cảm xúc của mình chạy theo cảm xúc của thân chủ thì khi đó không thể đƣa ra đƣợc cách trợ giúp khách quan và đúng với vấn đề của thân chủ. Để phát hiện đƣợc tiềm năng của thân chủ, giúp thân chủ xác định các giải pháp và tự giải quyết đƣợc vấn đề của mình thì rất cần có trí tuệ cảm xúc cao”. Chị cũng thú nhận rằng, mình không nhạy cảm lắm, trong cuộc sống đôi khi mình vẫn chƣa giữ đƣợc bình tĩnh về cảm xúc và trong công việc, thỉnh thoảng chị vẫn chƣa tách đƣợc cảm xúc của bản thân ra khỏi quá trình TVTL. Nhƣng thƣờng những lúc nhƣ vậy, chị đề nghị dừng TVTL hoặc chuyển cho ngƣời khác. Theo chị, trí tuệ cảm xúc cao không chỉ cần thiết với những NLCTTVTL mà
phải rèn luyện và việc đầu tiên của quá trình rèn luyện là phải biết lắng nghe. Bởi vì, khi ta biết lắng nghe ngƣời khác, cũng có nghĩa là chúng ta đang trải nghiệm và chúng ta đánh giá vấn đề một cách khách quan hơn. Thứ hai, là phải tập cho mình khả năng nhẫn nại, biết kiềm chế...” Chính vì hiểu đƣợc tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc đối với nghề của mình, nên M. đang không ngừng luyện tập để nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình nhƣ: hàng ngày chị cố gắng dành thời gian để “làm việc với chính bản thân mình”. Cố gắng nâng cao khả năng kiềm chế cảm xúc của mình...
Số thân chủ chị đã TVTL trung bình mỗi tháng là 30 ca. Thời gian trung bình cho mỗi ca TVTL là 1 giờ.
Sau đây là một trƣờng hợp TVTL của chị
Đây là một học sinh nam, 20 tuổi. Vấn đề của em là thƣờng xuyên bỏ học tự do và đã bị nhà trƣờng kỷ luật nhiều lần. Sau khi làm việc với em học sinh này trong thời gian nhiều tháng, em đó đã có những tiến triển đáng kể trong học tập nhƣ không bỏ học nữa. Tuy nhiên, vấn đề của em học sinh này là chán nản trong học tập mà gốc rễ của mọi vấn đề là chuyện gia đình. Em không muốn học vì chƣa biết đƣợc nguồn cội của mình và có mong ƣớc đƣợc gặp bố mẹ. Em là một đứa trẻ bị bỏ rơi ngay từ khi mới lọt lòng mẹ. Trong phần lớn câu chuyện, em thƣờng kể về gia đình, về mẹ, kể những huyễn tƣởng, mong muốn của em về gia đình. Em bị suy sụp về tinh thần, tự ti, thất vọng về bản thân, về hoàn cảnh gia đình mình.
Chị M. đã sử dụng một số biện pháp nâng đỡ tâm lý, chia sẻ với em, cùng em thảo luận để tìm ra một số giải pháp giải quyết vấn đề của em. Em học sinh này đã có những tiến bộ trong học tập. Tuy nhiên, theo NLCTTVTL, thì với đời sống tâm lý có nhiều tổn thƣơng, mất cân bằng, em đã không thiết lập đƣợc mối quan hệ với mọi ngƣời xung quanh. Trong một lần họp phòng
trọ, mọi ngƣời quy kết cho em lấy cắp đồ và lên án em rất nhiều. Em đã bỏ đi khỏi trƣờng.
Kết luận
Trên đây là một trƣờng hợp TVTL mà M. cho là mình đã thất bại vì đã không giúp đƣợc em học sinh đó. Điều này đã làm cho chị dằn vặt rất nhiều. Nhƣng thiết nghĩ, với một ngƣời theo nghề chƣa lâu, chƣa có nhiều kinh nghiệm và đang trong thời gian vừa làm vừa học, thì một trƣờng hợp nhƣ thế này đƣơng nhiên là rất khó đối với chị. Điều quan trọng là qua đó chị rút ra