So sánh EQ của sinh viên và ngƣời làm công tác tƣ vấn tâm lý

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 89)

TÂM LÝ

3.1. So sánh điểm trung bình của sinh viên và ngƣời làm công tác tƣ vấn tâm lý qua các phần, các tiểu thang đo, thang đo, điểm thô tổng và vấn tâm lý qua các phần, các tiểu thang đo, thang đo, điểm thô tổng và điểm chuẩn

3.1.1. So sánh điểm trung bình của sinh viên và ngƣời làm công tác tƣ vấn tâm lý qua các phần của trắc nghiệm vấn tâm lý qua các phần của trắc nghiệm

Kết quả so sánh điểm trung bình của SV tâm lý và NLCTTVTL qua các phần của trắc nghiệm đƣợc trình bày trong bảng 27. Qua bảng số liệu này cho thấy, với mức độ khác biệt của từng phần nhƣ vậy (P > 0,05) , giữa hai nhóm khách thể này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình trong các phần của trắc nghiệm MSCEIT.

Bảng 27. So sánh điểm trung bình của SV và NLCTTVTL qua các phần của trắc nghiệm

Khách thể nghiên cứu Phần A Phần B Phần C Phần D Phần E Phần F Phần G Phần H NLCT TVTL Điểm trung bình 8,36 6,57 9,75 6,15 10,56 7,33 5,74 3,29 N 50 50 50 50 50 50 50 50 Độ lệch chuẩn 1,48 1,23 1,29 0,82 2,07 1,54 1,07 0,61 SV Điểm trung bình 8,45 6,98 9,90 6,39 10,18 7,68 5,78 3,32 N 50 50 50 50 50 50 50 50 Độ lệch chuẩn 1,25 0,93 1,41 0,71 1,90 1,39 0,99 0,60 P 0,75 0,07 0,57 0,11 0,34 0,23 0,82 0,77

3.1.2. So sánh điểm trung bình của sinh viên và ngƣời làm công tác tƣ vấn tâm lý qua các tiểu thang đo

Điểm trung bình của SV tâm lý và NLCTTVTL qua các tiểu thang đo đƣợc trình bày trong bảng 28. Ở tiểu thang nhận biết cảm xúc, NLCTTVTL có điểm trung bình là 18,93 điểm, độ lệch chuẩn trung bình là 2,95 và SV có 18,63 điểm, độ lệch chuẩn trung bình là 2,59 và mức độ khác biệt là 0,60. Tiểu thang đo thứ hai, ở NLCTTVTL có số điểm là 13,90, độ lệch chuẩn trung bình 2,37 và SV có số điểm là 14,65, độ lệch chuẩn trung bình là 2,14, mức độ khác biệt là 0,95. Tiểu thang đo thứ ba, nhóm NLCTTVTL có số điểm trung bình là 15,49 điểm, độ lệch chuẩn trung bình là 2,05 và SV 15,69 điểm, độ lệch 2,14, mức độ khác biệt giữa NLCTTVTL và SV ở tiểu thang đo này là 0,64. Tiểu thang thứ tƣ, nhóm NLCTTVTL có số điểm EQ trung bình là 9,44, độ lệch 1,22 và SV có số điểm là 9,72, độ lệch là 1,09, có mức độ khác biệt giữa hai nhóm khách thể trong tiểu thang đo này là 0,23.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, điểm trung bình của hai nhóm SV và NLCTTVTL qua từng tiểu thang đo không có sự khác biệt đáng kể.

Bảng 28. So sánh điểm trung bình của SV và NLCTTVTL qua các tiểu thang đo

Khách thể nghiên cứu Nhận biết

cảm xúc Cảm xúc hỗ trợ tư duy Hiểu biết cảm xúc Điều khiển cảm xúc NLCTTVTL Điểm trung bình 18,93 13,90 15,49 9,44 N 50 50 50 50 Độ lệch chuẩn 2,95 2,37 2,07 1,22 SV Điểm trung bình 18,63 14,65 15,69 9,72 N 50 50 50 50 Độ lệch chuẩn 2,59 2,05 2,14 1,09 Mức độ khác biệt 0,60 0,95 0,64 0,23

3.1.3. So sánh điểm trung bình của sinh viên và ngƣời làm công tác tƣ vấn qua các thang đo vấn qua các thang đo

Kết quả so sánh điểm trung bình của SVTL và NLCTTVTL qua các thang đo của trắc nghiệm MSCEIT đƣợc trình bày trong bảng 29. Qua bảng số liệu ta thấy, ở thang đo thứ nhất-trí tuệ trải nghiệm cảm xúc, điểm trung bình của SVTL là 33,28 điểm, độ lệch chuẩn là 4,08. Thang đo thứ hai-trí tuệ chiến lƣợc cảm xúc, SVTL có số điểm trung là 25,41, độ lệch chuẩn là 2,83. NLCTTVTL có số điểm trung bình thang thứ nhất là 32,83, độ lệch chuẩn là 4,61. Thang đo thứ hai-trí tuệ chiến lƣợc cảm xúc, NLCTTVTL có số điểm trung là 24,93, độ lệch chuẩn là 2,69. Mức độ khác biệt giữa hai nhóm khách thể này ở cả hai thang đo đều lớn hơn 0,05.

Từ kết quả trên, có thể nói rằng, điểm trung bình của hai nhóm SV và NLCTTVTL qua từng thang đo không có sự khác biệt đáng kể.

Bảng 29. So sánh điểm trung bình của SV và NLCTTVTL qua các thang đo

Khách thể nghiên cứu Trí tuệ trải nghiệm cảm

xúc

Trí tuệ chiến lược cảm xúc NLCTTVTL Điểm trung bình 32,83 24,93 N 50 50 Độ lệch chuẩn 4,61 2,69 SV Điểm trung bình 33,28 25,41 N 50 50 Độ lệch chuẩn 4,08 2,83 Mức độ khác biệt 0,60 0,38

3.1.4. So sánh EQ (điểm thô) của sinh viên và ngƣời làm công tác tƣ vấn tâm lý vấn tâm lý

Kết quả so sánh EQ trung bình (điểm thô) giữa SV và NLCTTVTL đƣợc trình bày trong bảng sau: Qua bảng số liệu ta thấy, EQ trung bình (điểm thô)

của NLCTTVTL là 57,77 và SV là 58,70; độ lệch chuẩn trung bình là 6,23 và 6,19; mức độ khác biệt là 0,45. Điều đó cho thấy rằng, về EQ điểm thô giữa SV và NLCTTVTL không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Bảng 30. So sánh EQ trung bình (điểm thô) của SV và NLCTTVTL

Khách thể

nghiên cứu Điểm trung bình N

Độ lệch chuẩn trung bình Mức độ khác biệt NTV 57,77 50 6,23 0,45 SV 58,70 50 6,19 Tổng 58,24 100 6,19

3.1.5. So sánh EQ trung bình (điểm chuẩn) giữa sinh viên và ngƣời làm công tác tƣ vấn tâm lý công tác tƣ vấn tâm lý

Theo bảng 31, ta thấy số điểm EQ của những NLCTTVTL là 98,87, độ lệch chuẩn trung bình là 15,07; nhóm SV có điểm EQ trung bình là 101,12, độ lệch chuẩn trung bình là 14,99 và P = 0,45 (P>0,05) không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 31. So sánh EQ trung bình (điểm chuẩn) của NLCTTVTL và SV

Khách thể

nghiên cứu Điểm trung bình N (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độ lệch chuẩn trung bình Mức độ khác biệt NTV 98,87 50 15,07 0,45 SV 101,13 50 14,99 Tổng 100,00 100 15,00

3.2. Nguyên nhân

Từ kết quả so sánh EQ qua các tiểu thang đo của trắc nghiệm, tổng điểm thô và điểm chuẩn đều không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa SV và NLCTTVTL.

Nhƣ vậy, số liệu này cho thấy nhóm NLCTTVTL - những ngƣời đã có sự trải nghiệm nghề nghiệp có điểm EQ trung bình thấp hơn nhóm SV - những ngƣời chƣa có sự trải nghiệm nghề nghiệp. Tuy sự khác biệt đó không đáng kể. Nhƣng điều này cũng nói lên rằng giả thuyết thứ hai của đề tài đã bị bác bỏ. Để lý giải điều này, theo ý kiến của những NLCTTVTL thì mặc dù họ đã TVTL nhiều năm, nhƣng thực ra họ TVTL dựa trên những kiến thức có đƣợc ngoài cuộc sống, họ phải “lần mò” từng bƣớc, nên mất rất nhiều thời gian. Bởi họ không đƣợc học những kiến thức cơ bản nhất về TVTL hoặc không đƣợc học một cách bài bản. Thực tế cho thấy môn TVTL mới chính thức đƣợc đƣa vào giảng dạy ở trƣờng đại học cách đây vài năm. Bây giờ, SV không những đƣợc học những kiến thức cơ bản nhất của môn này mà còn đƣợc học nhiều môn liên quan một cách có bài bản. Kiến thức của một số môn học nhƣ môn tâm lý học gia đình, tâm lý học xã hội, tâm lý học trị liệu...có thể nói cũng góp phần làm phát triển EQ. Chẳng hạn, trong môn tâm lý học trị liệu, SV tâm lý đƣợc học cách làm thế nào để kiềm chế cảm xúc của mình, cách ứng phó giải quyết vấn đề...Hơn nữa, việc thay đổi phƣơng pháp giáo dục tiếp thu kiến thức một chiều (học sinh chỉ là ngƣời lắng nghe và ghi chép, còn giáo viên là ngƣời giảng) bằng phƣơng pháp giáo dục (hai chiều) tích cực hơn (có sự phản hồi của học sinh, sự lĩnh hội kiến thức không thụ động nhƣ trƣớc) có lẽ cũng góp phần làm phát triển EQ ở học sinh. Bởi vì, phƣơng pháp giáo dục nhƣ vậy, không những giúp cho học sinh lĩnh hội kiến

thức đƣợc nhiều hơn mà còn giúp cho họ cảm thấy tự tin hơn, họ có nhiều cơ hội để trải nghiệm cảm xúc của bản thân và điều đó sẽ giúp cho EQ phát triển.

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 89)