Các mô hình về trí tuệ cảm xúc

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 42)

2. Các khái niệm cơ bản

2.3.2. Các mô hình về trí tuệ cảm xúc

2.3.2.1. Mô hình năng lực tâm thần về trí tuệ cảm xúc của Peter Salovey và John Mayer (Mental ability models of EI)

Trong lịch sử tâm lý học, cảm xúc và trí tuệ đôi khi đƣợc xem là đối nghịch nhau. Tuy nhiên, theo cách nhìn hiện tại, cảm xúc chuyển tải những thông tin về các mối quan hệ đã cho thấy cảm xúc và trí tuệ có thể hoạt động nƣơng tựa vào nhau. Cảm xúc phản ánh các mối quan hệ giữa một ngƣời với gia đình, bạn bè, các tình huống xã hội hoặc mang tính nội tâm hơn là phản ánh mối quan hệ giữa một ngƣời với sự suy nghĩ hoặc trí nhớ của ngƣời đó. Trí tuệ cảm xúc liên quan đến năng lực nhận biết những ý nghĩa của những mâu thuẫn cảm xúc và để suy luận, giải quyết vấn đề trên cơ sở các cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc theo mô hình này bao gồm bốn khu vực sau:

- Nhận thức và bày tỏ cảm xúc: tức là nhận diện và bày tỏ cảm xúc ở các trạng thái sinh lý, tình cảm, suy nghĩ của ngƣời đó; nhận dạng và bày tỏ cảm xúc ở ngƣời khác qua các tác phẩm nghệ thuật, ngôn ngữ…

- Hoà cảm xúc vào suy nghĩ: tức là cảm xúc hỗ trợ tƣ duy theo những cách hiệu quả và cảm xúc phát sinh nhƣ là sự giúp đỡ cho óc phán đoán và trí nhớ.

- Thấu hiểu và biết phân tích cảm xúc: tức là năng lực nhận diện những cảm xúc phức hợp và những tình cảm cùng lúc; năng lực hiểu các mối quan hệ liên quan đến những thay đổi về cảm xúc.

- Điều khiển các cảm xúc một cách có suy nghĩ, có tính toán: tức là năng lực sẵn sàng và điều khiển cảm xúc; năng lực kiểm soát và điều khiển cảm xúc có suy nghĩ để kích thích sự phát triển trí tuệ và cảm xúc.

Mô hình năng lực tâm thần của trí tuệ cảm xúc có khả năng làm các dự đoán về cấu trúc bên trong của trí tuệ cảm xúc và những ứng dụng của nó trong cuộc sống.

2.3.2.2. Mô hình hỗn hợp về trí tuệ cảm xúc của Reuven Baron (Mixed model of EI)

Lý thuyết của Baron là sự kết hợp những đặc tính năng lực tâm thần với các đặc tính khác, chẳng hạn tính độc lập, tính tự trọng và tâm trạng, đã tạo nên mô hình trí tuệ cảm xúc kiểu hỗn hợp. Mô hình này bao gồm năm khu vực sau:

- Các kỹ năng làm chủ cảm xúc bản thân (Intrapersonal Skills): tức là tự nhận biết cảm xúc, chủ động, tự trọng, tự hiện thực hoá và tự lập.

- Các kỹ năng điều khiển cảm xúc ngƣời khác (Interpersonal Skills): tức là điều khiển các mối quan hệ liên cá nhân, có trách nhiệm xã hội và biết đồng cảm.

- Thích ứng (Adaptability): tức là biết giải quyết vấn đề, kiểm tra qua thực tiễn, có tính mềm dẻo của tƣ duy quản lý stress.

- Quản lý stress (Stress Management): tức là khả năng chịu đựng stress, kiểm soát xung tính.

- Tâm trạng chung (General Mood): tức là luôn hạnh phúc và lạc quan. Mô hình của Baron dự đoán sự thành công, đó là “sản phẩm cuối cùng của cái mà một ngƣời cố gắng đạt đƣợc, cố gắng hoàn thành…”. Ở mức độ

rộng hơn, ông tin rằng EQ cùng với IQ có thể cung cấp một bức tranh cân bằng hơn về trí tuệ chung của một cá nhân. [12, 10]

2.3.2.3. Mô hình hỗn hợp về trí tuệ cảm xúc của Daniel Goleman:

Bằng những nghiên cứu của mình, Daniel Goleman đã đƣa ra một mô hình thuộc kiểu hỗn hợp. Mô hình này bao gồm năm khu vực sau:

- Hiểu biết cảm xúc của mình (Knowing one’s Emotions): tức là nhận diện cảm xúc khi nó xuất hiện và kiểm soát những cảm xúc của mình mọi lúc mọi nơi.

- Quản lý cảm xúc (Managing Emotions): tức là biết xử lý cảm xúc để có thể chú ý; là năng lực loại bỏ lo âu, u sầu hoặc cáu giận.

- Động cơ hoá bản thân (Motivating Oneself): tức là điều khiển cảm xúc phục vụ mục đích; trì hoãn sự thoả mãn, sự hài lòng và dập tắt xung tính; có khả năng hoà vào tâm trạng hứng khởi.

- Nhận biết cảm xúc ở ngƣời khác (Recognizing Emotions in Others): tức là biết cách đồng cảm, làm mình phù hợp với điều ngƣời khác cần và muốn.

- Xử lý các quan hệ (Handling Relationships): tức là các kỹ năng điều khiển cảm xúc ở ngƣời khác; phối hợp hành động, hài hoà với ngƣời khác.

Theo Goleman, trí tuệ cảm xúc sẽ giải thích cho sự thành công ở nhà trƣờng, gia đình và ở nơi làm việc. Đối với tuổi trẻ, EQ giúp hạn chế sự thô bạo hoặc hung hãn, cải thiện khả năng học tập và có những quyết định tốt hơn về các vấn đề ma tuý, hút thuốc lá, tình dục. Ở công sở, EQ sẽ giúp mọi ngƣời có tinh thần đồng đội, tinh thần hợp tác và giúp nhau học hỏi làm thế nào để làm việc có hiệu quả hơn. Nói một cách khái quát hơn, EQ sẽ mang lại lợi ích ở bất kỳ khu vực nào trong đời sống cá nhân. [4, 10, 12]

Tóm lại, có hai loại mô hình về trí tuệ cảm xúc:

- Mô hình năng lực tâm thần thuần nhất: tập trung vào chính các cảm xúc và tƣơng tác giữa cảm xúc với ý nghĩ.

- Mô hình hỗn hợp: xem trí tuệ cảm xúc là sự kết hợp giữa các năng lực tâm thần với các đặc tính khác nhƣ động cơ, các trạng thái của ý thức và hoạt động xã hội.

Những mô hình này biểu thị trí tuệ cảm xúc theo những cách khác nhau. Mô hình hỗn hợp của Baron và Goleman cũng phân ra những lớp khác nhau. Chẳng hạn, các kỹ năng thích ứng của Baron (giải quyết vấn đề, kiểm tra qua thực tiễn và tính mềm dẻo của tƣ duy) chủ yếu tiêu biểu cho các kỹ năng nhận thức, còn các kỹ năng ứng xử liên cá nhân (mối quan hệ với ngƣời khác, trách nhiệm xã hội và đồng cảm) tiêu biểu cho quan hệ với ngƣời khác mang tính tổng hợp hơn. Ngƣợc lại, mô hình của Mayer và Salovey nằm gọn trong khu vực tƣơng tác qua lại của cảm xúc và nhận thức.

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)