2. Các khái niệm cơ bản
2.2.3. Mối quan hệ giữa cảm xúc và trí tuệ
Cảm xúc có quan hệ với nhiều quá trình tâm lý khác nhƣ tình cảm, trí nhớ, hành động, nhận thức, trí tuệ… Nhƣng trong khuôn khổ của luận văn, tôi chỉ xin trình bày mối quan hệ giữa cảm xúc và trí tuệ. Về mối quan hệ này, cũng có nhiều quan niệm khác nhau.
- Các nhà tâm lý học phƣơng Tây cũng nhƣ các nhà tâm lý học Mác-xít cho rằng, tri thức, trí tuệ là một yếu tố kiểm tra cảm xúc ở một mức độ nhất định. Chẳng hạn nó kiềm chế sự biểu cảm bằng nét mặt của con ngƣời. Ngƣợc lại, cảm xúc cũng có ảnh hƣởng trở lại đến quá trình nhận thức, trí tuệ. Các cảm xúc tiêu cực không chỉ làm rối loạn các quá trình sinh lý mà cả các quá trình tâm lý. Khi buồn rầu, đau khổ chúng ta tiếp nhận thông tin hay lĩnh hội tri thức kém hơn, hứng thú với ngoại cảnh kém hơn, suy nghĩ của ta trở nên hời hợt nông cạn hơn, những phản ứng trí tuệ trở nên chậm chạp hơn và các đam mê thƣờng chi phối lý trí. [1]
- Daniel Goleman thì khẳng định rằng, cảm xúc cũng quan trọng không kém trí tuệ đối với hoạt động của con ngƣời. Ông viết: “Những cảm xúc giúp chúng ta đƣơng đầu với những cảnh ngộ và những nhiệm vụ quá quan trọng để có thể trao riêng cho trí tuệ... Chúng ta đã cƣờng điệu giá trị và tầm quan trọng của lý trí thuần tuý đƣợc đo bằng IQ trong đời sống con ngƣời”. Trong cuốn sách viết năm 1995, nhan đề “Trí tuệ cảm xúc: Tại sao nó có thể quan trọng hơn IQ” (Emotional Intelligence: Why it can matter than IQ), ông đã viết rằng: “Hệ số IQ cao phỏng có ích gì nếu bạn là ngƣời ngu đần về cảm xúc?”
Tuy nhiên, cũng nhƣ các nhà nghiên cứu khác, Daniel Goleman quan niệm rằng, những thông tin, nhận thức do cảm xúc đem lại là nhanh hơn, nhƣng không đầy đủ, không chính xác bằng những thông tin do trí tuệ tạo ra. Vì vậy, sẽ không đáng ngạc nhiên nếu chúng ta thiếu xét đoán khi đang bị các cảm xúc chiếm lĩnh. Hạnh nhân gây ra phản ứng cuồng nộ hay hoảng sợ trƣớc khi vỏ não mới phân tích đƣợc những gì đang diễn ra. Vì cảm xúc thô nguyên ấy đƣợc gây ra một cách độc lập với tƣ duy và ngay cả trƣớc khi tƣ duy của chúng ta có thể biểu hiện.
Về mối quan hệ giữa cảm xúc và lý trí, Goleman cho rằng, con ngƣời chúng ta có hai hình thức trí tuệ khác nhau là trí tuệ lý trí và trí tuệ cảm xúc. Cả hai thứ trí tuệ này đều có vai trò quan trọng đối với sự thành công của mỗi con ngƣời. Ông khẳng định, không có trí tuệ cảm xúc thì trí tuệ lý trí sẽ không hoạt động đƣợc một cách bình thƣờng. Về mặt sinh lý thần kinh, có sự bổ sung lẫn nhau của hệ thống rìa và vỏ não mới, hạnh nhân và thuỳ trán trƣớc. Có nghĩa là mỗi hệ thống là một tác nhân riêng biệt của đời sống tinh thần. Theo Goleman, khi sự đối thoại đƣợc thiết lập một cách thích hợp giữa các tác nhân ấy thì trí tuệ cảm xúc và năng lực trí tuệ nói chung đƣợc hoàn thiện. Nhƣ vậy, Goleman cho rằng, quan niệm truyền thống về sự đối kháng giữa lý trí và cảm xúc đã bị lỗi thời. Vì đây không phải là sự giải thoát các cảm xúc và thay thế chúng bằng lý trí, mà là sự tìm đƣợc một sự cân bằng giữa hai mặt này của đời sống tâm lý con ngƣời.
Ngày nay, đòi hỏi chúng ta phải hoà hợp đƣợc cái đầu lý trí và trái tim cảm xúc. Để làm đƣợc điều này, Goleman và các nhà tâm lý học thế hệ mới của Mỹ đã chỉ ra rằng, con ngƣời phải có trí tuệ cảm xúc, phải làm cho cảm xúc của mình có trí tuệ.