Phƣơng pháp đo trí tuệ cảm xúc

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 45)

2. Các khái niệm cơ bản

2.3.3.Phƣơng pháp đo trí tuệ cảm xúc

Từ lý thuyết về trí tuệ cảm xúc các nhà tâm lý học đã đƣa ra công cụ để đo lƣờng trí tuệ cảm xúc. Chẳng hạn, trắc nghiệm MSCEIT (Mayer, Salovey và Caruso, 1997), trắc nghiệm Baron EQ-i (Baron, 1997), trắc nghiệm EQ- Map (Cooper, 1996/1997), trắc nghiệm ECI (Boyatzis, Goleman và Hay/McBer, 1999).

Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, tôi đã chọn một trắc nghiệm đo lƣờng trí tuệ cảm xúc (MSCEIT) của John D. Mayer, Peter Salovey và David Caruso, 2002, dành cho ngƣời lớn từ 16 tuổi trở lên, vì lý do sau: Đây là một trắc nghiệm mới, đã đƣợc chuẩn hoá trên mẫu chuẩn quốc gia của Mỹ (năm 2003) và đƣợc Việt hóa sau đó bởi các chuyên gia tâm lý học thuộc đề tài cấp

Nhà nƣớc KX-05-06. Sau khi Việt hóa, trắc nghiệm này có độ tin cậy và hiệu lực đảm bảo hơn các trắc nghiệm khác. Độ tin cậy của trắc nghiệm đạt mức trung bình đến khá (0,65 đến 0,85). Độ khó ở hầu hết các item ở mức từ vừa đến khó, nằm trong giới hạn cho phép (từ 0,20 đến 0,80). Độ phân biệt tƣơng đối tốt: có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm khách thể (theo giới, độ tuổi...). Hơn nữa, điểm của trắc nghiệm có tƣơng quan với điểm của các trắc nghiệm IQ (r từ 0,28 đến 0,32), giống nhƣ các kết quả nghiên cứu ở nƣớc ngoài. Các tiểu thang đo của trắc nghiệm đều có tƣơng quan với nhau. [10]

Trắc nghiệm MSCEIT gồm 141 item, làm mất khoảng 50-55 phút, làm với cá nhân hoặc nhóm. MSCEIT đƣợc thiết kế dựa trên mô hình trí tuệ cảm xúc kiểu thuần năng lực: trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết và bày tỏ cảm xúc, hoà cảm xúc vào suy nghĩ, để hiểu, suy luận về cảm xúc và để điều khiển, kiểm soát cảm xúc của ḿ nh và của ngƣời khác.

Cấu trúc của trắc nghiệm này gồm tám phần sau:

A: Nhận biết cảm xúc qua các khuôn mặt: phần này có bốn tình huống, đòi hỏi phải quan sát kỹ một bức tranh và xét đoán khuôn mặt này qua năm loại cảm xúc đã cho theo thang bậc từ 1 đến 5.

E: Nhận biết cảm xúc biểu lộ qua các bức tranh: phần này có sáu tình huống, mỗi tình huống đòi hỏi phải quan sát kỹ một bức ảnh và nhận xét năm loại cảm xúc đã cho biểu hiện nhƣ thế nào khi xem từng bức tranh theo thang bậc từ 1 đến 5.

B: Nuôi dƣỡng các cảm xúc tích cực: phần này có năm tình huống, mỗi tình huống đòi hỏi phải xem xét ba loại cảm xúc đã cho có ích ở mức độ nào theo thang bậc từ 1 (không có ích) đến 5 (rất có ích).

F: Xét đoán sự tiến triển các cảm xúc: phần này có năm tình huống, mỗi tình huống đòi hỏi phải hình dung các xúc cảm, tình cảm ở đó giống nhƣ thế nào với ba loại cảm xúc đã cho theo thang bậc từ 1 (không giống) đến 5 (rất giống).

C: Hiểu những thay đổi về cảm xúc: phần này có hai mƣơi tình huống, mỗi tình huống đòi hỏi phải đọc kỹ để hiểu các loại cảm xúc xuất hiện và phát triển nhƣ thế nào. Sau đó chọn một trong năm phƣơng án trả lời cho trƣớc nhƣ là phƣơng án trả lời tốt nhất cho mỗi tình huống.

G: Hiểu sự biến đổi, hoà trộn các loại cảm xúc phức hợp: phần này có mƣời hai tình huống, mỗi tình huống đòi hỏi phải hiểu sự xuất hiện, hoà trộn và phát triển các loại cảm xúc phức hợp diễn biến nhƣ thế nào. Sau đó chọn một trong năm phƣơng án trả lời cho trƣớc nhƣ là phƣơng án phù hợp nhất cho mỗi tình huống.

D: Quản lý các cảm xúc của bản thân: phần này có năm tình huống, mỗi tình huống có bốn phƣơng án hành động. Mỗi hành động ở từng tình huống chọn một trong năm mức độ đƣợc cho là phù hợp nhất, theo thang bậc từ 1 (rất kém kiệu quả) đến 5 (rất hiệu quả).

H: Quản lý cảm xúc trong quan hệ với ngƣời khác: phần này có ba tình huống là những vấn đề trong các quan hệ liên cá nhân, mỗi tình huống đƣa ra ba phƣơng án để giải quyết. Mỗi phƣơng án ở từng tình huống chọn một trong năm mức độ đƣợc cho là phù hợp nhất, theo thang bậc từ 1 (rất kém hiệu quả) đến 5 (rất hiệu quả).

Các phần trên của MSCEIT đƣợc sắp xếp vào bốn thành tố hay bốn tiểu thang đo:

+ Nhận biết cảm xúc: thành tố này liên quan đến các năng lực nhƣ nhận biết cảm xúc qua các khuôn mặt, bức tranh (phần A và E).

+ Cảm xúc hoá ý nghĩ: thành tố này liên quan đến các năng lực sử dụng cảm xúc trong việc suy luận và giải quyết vấn đề (phần B và F).

+ Hiểu biết cảm xúc: liên quan đến việc giải quyết xử lý những vấn đề của cảm xúc chẳng hạn nhƣ biết những loại cảm xúc nào là tƣơng tự, là đối nghịch và quan hệ giữa chúng (phần C và G).

+ Điều khiển, quản lý cảm xúc: liên quan đến việc áp dụng các quy luật cảm xúc để hiểu bản thân và hiểu ngƣời khác (phần D và H).

Bốn thành tố trên của MSCEIT lại đƣợc quy về hai khu vực đo lƣờng hay hai thang đo:

+ Trí tuệ trải nghiệm cảm xúc: gồm phần A, E, B, F. + Trí tuệ chiến lƣợc cảm xúc: gồm phần C, G, D, H. Kết hợp hai thang đo trên thành thang đo tổng MSCEIT.

Cách tính điểm của MSCEIT theo nguyên tắc đồng ý, tức là điểm của từng item bằng số ngƣời chọn mức đó. Ví dụ, nhóm SV có 100 ngƣời làm trắc nghiệm, 36/100 ngƣời trả lời chọn phƣơng án A, điểm số của ngƣời chọn phƣơng án A là 0,36; nếu 31/100 ngƣời trả lời chọn phƣơng án B, điểm số của ngƣời chọn phƣơng án B là 0,31; 17/100 ngƣời trả lời chọn phƣơng án C, điểm số của ngƣời chọn phƣơng án C là 0,17; 12/100 ngƣời trả lời chọn phƣơng án D, điểm số của ngƣời chọn phƣơng án D là 0,12; 4/100 ngƣời chọn phƣơng án E, điểm số của ngƣời chọn phƣơng án E là 0,04.

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 45)