Khái niệm “trí tuệ”

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 26)

2. Các khái niệm cơ bản

2.1. Khái niệm “trí tuệ”

2.1.1. Định nghĩa

hàm của khái niệm cũng nhƣ hình thức thể hiện của nó. Có thể nói, cho đến nay có ba nhóm định nghĩa về trí tuệ.

- Nhóm các định nghĩa đồng nhất trí tuệ với những năng lực học tập. Nhóm định nghĩa này khẳng định “trí tuệ là năng lực học tập”. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho rằng, trí tuệ và học tập không đồng nhất với nhau. Trong thực tế, nhiều ngƣời có chỉ số trí tuệ (IQ) cao, đạt kết quả học tập cũng cao, song cũng có một số ngƣời có IQ cao, nhƣng kết quả học tâp lại thấp hoặc ngƣợc lại. Điều đó cho thấy, kết quả học tập không chỉ phụ thuộc vào trí tuệ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ hứng thú, động cơ học tập…

- Nhóm các định nghĩa đồng nhất trí tuệ với năng lực tƣ duy khái quát. Tƣ duy là một tổ hợp nhỏ hơn trí tuệ. Định nghĩa “trí tuệ là năng lực tƣ duy” vô hình chung đã thu hẹp nội hàm và hình thức biểu hiện của trí tuệ.

- Nhóm các định nghĩa đồng nhất trí tuệ với khả năng thích ứng. Đại diện cho nhóm định nghĩa này, David Wechsler cho rằng: “trí tuệ nhƣ là năng lực tổng thể hoặc năng lực chung của cá nhân để hành động có mục đích, để suy nghĩ hợp lý và để ứng phó có hiệu quả với môi trƣờng của mình”. Những định nghĩa thuộc nhóm này, đƣợc đa số các nhà tâm lý học tán thành. Tuy nhiên, chỉ đúng khi đó là sự thích ứng không thụ động. Vì trong thực tế, con ngƣời ta thích ứng với môi trƣờng một cách chủ động, tích cực.

Từ những hạn chế của ba nhóm định nghĩa trên, hai nhà tâm lý học Nga là Burolachuc và Blakhe đã đƣa ra định nghĩa về trí tuệ nhƣ sau: “Trí tuệ là cấu trúc động của những thuộc tính nhận thức tƣơng đối độc lập của nhân cách, đƣợc hình thành và biểu hiện trong hoạt động, chịu sự chế ƣớc của các

điều kiện văn hoá-lịch sử và chủ yếu nhằm bảo đảm cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực, cho sự cải tạo có mục đích hiện thực ấy”. [14, 13]

2.1.2. Các đặc trƣng của trí tuệ

Theo định nghĩa trên, trí tuệ có các đặc trƣng sau:

- Trí tuệ là một cấu trúc động của những phẩm chất nhận thức tƣơng đối độc lập của nhân cách.

- Trí tuệ chỉ đƣợc hình thành và biểu hiện trong hoạt động của con ngƣời. - Trí tuệ bị chế ƣớc bởi các điều kiện văn hoá-lịch sử của loài ngƣời. - Trí tuệ cũng nhƣ mọi hiện tƣợng tâm lý khác đều có chức năng cơ bản là đảm bảo cho sự tác động qua lại phù hợp với môi trƣờng xung quanh, đảm bảo cho sự cải tạo có mục đích môi trƣờng đó.

2.2. Khái niệm cảm xúc 2.2.1. Định nghĩa 2.2.1. Định nghĩa

Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa về cảm xúc. Mỗi trƣờng phái, mỗi học thuyết đều có định nghĩa riêng của mình. Trong phạm vi của đề tài, tôi chỉ xin trình bày một số định nghĩa tiêu biểu nhƣ sau:

- Trong cuốn “Những cảm xúc của ngƣời”, Carroll E. Izard định nghĩa cảm xúc nhƣ sau: Cảm xúc là quá trình phức tạp gồm các khía cạnh sinh lý thần kinh, thần kinh cơ và hiện tƣợng bên ngoài.

Ở cấp độ sinh lý thần kinh, cảm xúc đƣợc xác định theo tính tích cực điện hoá của hệ thần kinh, đặc biệt là của vỏ não, của các hạch nền, hệ limbic, các dây thần kinh trên mặt và các dây thần kinh sinh ba.

Ở cấp độ thần kinh cơ, cảm xúc trƣớc hết là hoạt động biểu cảm bằng vẻ mặt và sau nữa là những phản ứng bằng điệu bộ, những phản ứng tạng-nội tiết, đôi khi còn là những phản ứng lời nói.

Ở cấp độ hiện tƣợng, cảm xúc đƣợc biểu hiện giống nhƣ sự thể nghiệm động cơ mạnh hoặc thể nghiệm có ý nghĩa trực tiếp đối với chủ thể. Sự thể nghiệm cảm xúc có thể tạo nên trong ý thức một quá trình hoàn toàn độc lập đối với các quá trình nhận thức.

- Daniel Goleman trong cuốn “Trí tuệ cảm xúc: làm thế nào để biến những cảm xúc của mình thành trí tuệ”, xuất bản năm 1997, đƣợc dịch sang tiếng Việt năm 2002, có định nghĩa cảm xúc nhƣ sau: “cảm xúc nhƣ một kích động hay một rối loạn tinh thần tình cảm, đam mê, mọi trạng thái kích thích”. [4]

Theo ông, cảm xúc vừa là một tình cảm và các ý nghĩ, các trạng thái tâm lý và sinh lý đặc biệt, vừa là thang đo của các xu hƣớng hành động do nó gây ra.

- Theo một số nhà tâm lý học Nga, cảm xúc là sự rung động của con ngƣời đối với hiện thực cũng nhƣ sự rung động của trạng thái chủ quan nảy sinh trong quá trình tác động tƣơng hỗ với môi trƣờng xung quanh và trong quá trình thoả mãn hay không thoả mãn các nhu cầu của mình. Theo họ, cảm xúc là quá trình tâm lý diễn ra trong thời gian ngắn, thƣờng có cƣờng độ tƣơng đối mạnh, đƣợc chủ thể nhận biết rõ rệt và thƣờng xuất hiện khi con ngƣời tri giác sự vật, hiện tƣợng. [1]

Một cảm xúc đƣợc lặp đi lặp lại, trong những tình huống và với những con ngƣời, những sự vật nhất định, cùng với những tri thức và tập quán nhất định sẽ trở thành tình cảm.

Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con ngƣời đối với những sự vật, hiện tƣợng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.

Tình cảm và cảm xúc tuy có sự khác nhau, nhƣng lại có mối liên quan mật thiết với nhau. Tình cảm đƣợc hình thành từ những cảm xúc đồng loại và đƣợc thể hiện qua các cảm xúc. Nói cách khác, cảm xúc là cơ sở và là phƣơng tiện biểu hiện của tình cảm. Ngƣợc lại, tình cảm cũng có ảnh hƣởng trở lại, chi phối cảm xúc. [2, 5]

Nhƣ vậy, có thể nói, cảm xúc là những rung động khác nhau nảy sinh do sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố hoàn cảnh, cũng nhƣ trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn, hứng thú, khuynh hƣớng, niềm tin và thói quen của mỗi cá nhân.

2.2.2. Cấu trúc và phân loại cảm xúc 2.2.2.1. Cấu trúc của cảm xúc 2.2.2.1. Cấu trúc của cảm xúc

Có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc của cảm xúc.

M. Arnold cho rằng: trƣớc khi cảm xúc nảy sinh chủ thể phải tri giác và đánh giá đối tƣợng tri giác trên cơ sở nhu cầu của mình. Chính sự phản ứng đáp lại đối tƣợng đã ảnh hƣởng và làm nảy sinh cảm xúc ở chủ thể tri giác nhƣ là sự chấp nhận hay bác bỏ, thoả mãn hay không thoả mãn. Theo M. Arnold, cảm xúc bao gồm ba thành tố, đó là: tri giác, đánh giá và nhu cầu.

Năm 1972, trên cơ sở nghiên cứu của Arnold, R.S. Lazarus và các cộng sự đã trình bày một cấu trúc lý thuyết về cảm xúc. Trong lý thuyết này, họ cho rằng: cảm xúc là một phản ứng đáp lại phức hợp gồm ba thành tố khác nhau:

- Thành tố thứ nhất là các tín hiệu hay kích thích.

- Thành tố thứ hai là sự đánh giá. Thành tố này đƣợc coi nhƣ là chức năng của bộ não mà nhờ đó cá thể đã đánh giá đƣợc tình huống kích thích mới so với nhu cầu của bản thân.

- Thành tố thứ ba của cảm xúc là một phản ứng phức hợp gồm ba loại phản ứng: phản ứng nhận thức, phản ứng biểu cảm và phản ứng phƣơng thức (công cụ).

Phản ứng nhận thức đƣợc coi nhƣ là những cơ chế tự vệ nhƣ dồn nén, từ chối... đƣợc nghiên cứu ứng dụng nhiều trong bệnh lý học cảm xúc và hành vi.

Phản ứng biểu cảm mà quan trọng nhất là biểu cảm ở nét mặt thƣờng chia ra hai kiểu: biểu cảm sinh vật và biểu cảm tự tạo (biểu cảm văn hoá).

Phản ứng phƣơng thức (phản ứng công cụ) bao gồm ba loại: ký hiệu tƣợng trƣng, phƣơng thức và tập quán. Trong đó, ký hiệu tƣợng trƣng có chức năng thông báo, đƣa ra tín hiệu về sự tồn tại, sự hiện diện hoặc che đậy một cảm xúc nào đó. Loại phản ứng phƣơng thức thể hiện ở những hành động phức tạp và có phƣơng hƣớng, ví dụ sự gây hấn và bỏ chạy. Các tập quán chính là những phản ứng phƣơng thức bị quy định về mặt văn hoá, chẳng hạn nhƣ tang chế hay thủ tục đi đến hôn nhân.

Các nhà khoa học khác nhƣ Darwin, Ekman và Tomkins thì cho rằng, cảm xúc đƣợc tạo bởi ba thành tố:

- Cơ chế thần kinh chuyên biệt bị quy định, chế ƣớc ở bên trong.

- Những phức hợp biểu cảm bằng nét mặt đặc trƣng hay là những phức hợp biểu hiện thần kinh cơ.

- Sự thể hiện chủ quan hoặc tính chất của hiện thực bên ngoài. Các nhà khoa học này thống nhất rằng:

- Các cơ chế thần kinh-cơ của bộ mặt là cần thiết để thực hiện những biểu hiện cảm xúc và chúng giống nhau ở ngƣời và động vật.

- Sự biểu hiện của bộ mặt con ngƣời giống với phản ứng của động vật bậc cao.

- Biểu cảm bộ mặt là thuộc tính chung của loài, có nguồn gốc từ sự tiến hóa động vật.

- Cảm xúc là một phƣơng thức thích nghi của con ngƣời với môi trƣờng. [1, 7]

2.2.2.2. Các loại cảm xúc

Carroll E. Izard cho rằng: một cảm xúc trọn vẹn, đầy đủ phải bao gồm ba yếu tố nhƣ đã trình bày ở trên (cơ chất thần kinh chuyên biệt bị chế ƣớc bên trong; những phức hợp biểu cảm bằng nét mặt đặc trƣng hay những phức hợp biểu hiện thần kinh cơ; sự thể hiện chủ quan khác biệt hay tính chất của hiện tƣợng bên ngoài). Theo ông, có hai tầng cảm xúc: những cảm xúc nền tảng và những cảm xúc phối hợp.

Những cảm xúc nền tảng:

(1) - Hồi hộp, hứng khởi: là cảm xúc tích cực mà con ngƣời thể nghiệm thƣờng ngày, nó tạo động cơ cho hoạt động học tập, phát triển các kỹ năng, kỹ xảo và sáng tạo.

(3) - Ngạc nhiên: là trạng thái cảm xúc ngắn ngủi nảy sinh nhờ sự tăng đột ngột của kích thích thần kinh do xuất hiện sự kiện bất ngờ.

(4) - Đau khổ: là cảm xúc nảy sinh khi con ngƣời nản lòng, cô độc, tự thƣơng thân.

(5) - Căm giận: là cảm xúc nền tảng, việc kiểm soát sự biểu hiện của nó phải đƣợc đặc biệt chú ý trong quá trình xã hội hoá. Khi căm giận, năng lƣợng đƣợc huy động nhanh làm trƣơng cơ và tạo ra cảm giác sức mạnh, dũng cảm hay tự tin và có thể lấn át lý trí.

(6) - Ghê tởm: thƣờng biểu hiện song song với căm giận, nhƣng có một số dấu hiệu động cơ khác biệt và đƣợc trải nghiệm một cách chủ quan theo một cách khác với căm giận. Khi kết hợp với căm giận thì sự ghê tởm có thể gây nên hành vi phá hoại, sự ghê tởm thúc dục sự thoát khỏi (chạy trốn khỏi) một ngƣời, một sự việc hay một sự vật nào đó.

(7) - Khinh bỉ: thƣờng nảy sinh cùng sự căm giận hoặc ghê tởm, hoặc với cả hai cảm xúc này. Khinh bỉ là cảm xúc “lạnh lùng”, “xa lánh” dẫn tới sự mất nhân tính của cá nhân hay nhóm ngƣời liên quan đến sự khinh bỉ ấy.

(8) - Khiếp sợ: là cảm xúc mỗi ngƣời đều ít nhiều đã trải nghiệm. Sự khiếp sợ mạnh thƣờng đi kèm với sự thiếu lòng tin và những linh cảm xấu.

(9) - Xấu hổ: là biểu hiện nhu cầu về mối quan hệ xã hội của con ngƣời. Nó nảy sinh do chủ thể tự cảm nhận thấy bản thân thấp hơn điều mà đáng lẽ mình phải đạt tới, mình là không xứng đáng. Xấu hổ thƣờng dẫn đến sự trốn tránh xã hội, gây ra sự vụng về. Xấu hổ tạo ra khả năng bảo vệ tính tự trọng.

(10) - Tội lỗi: cảm xúc này thƣờng liên quan đến xấu hổ. Tomkins đã coi cảm xúc xấu hổ, sợ sệt và tội lỗi là những khía cạnh khác nhau của cùng một cảm xúc. Tuy vậy, giữa ba cảm xúc này có những khác biệt. Xấu hổ nảy sinh

do bất kỳ lỗi lầm nào, tội lỗi nảy sinh khi các lỗi lầm có tính đạo đức, mà ở đó chủ thể cảm nhận đƣợc trách nhiệm riêng của mình.

Những cảm xúc phức hợp là những cảm xúc đƣợc tạo nên từ hai hay nhiều cảm xúc nền tảng, đó là:

(1) - Lo lắng: đƣợc tạo nên từ các cảm xúc khiếp sợ, đau khổ, căm giận, xấu hổ, tội lỗi và đôi khi cả hứng thú.

(2) - Sự trầm uất: là một hội chứng phức tạp, thậm chí phức tạp hơn lo lắng. Nó đƣợc tạo nên từ các cảm xúc đau khổ, căm giận, ghê tởm, khinh bỉ, tội lỗi và sợ sệt. Trong trầm uất còn có cả những nhân tố khác nhƣ tình trạng sức khoẻ xấu, sự mệt mỏi kéo dài.

(3) - Tình yêu: là dạng phức hợp cảm xúc đặc biệt trong cuộc sống của mỗi ngƣời. Tình cha con, tình mẫu tử, tình yêu gia đình, tình bạn bè, tình yêu đôi lứa, lòng yêu nƣớc... Đặc điểm chung của cảm xúc tình yêu là nó có tác dụng gắn kết con ngƣời với nhau, có ý nghĩa tiến hoá sinh học và nhân cách văn hoá.

(4) - Thù địch: là loại cảm xúc thúc đẩy hành vi gây gổ, xâm lƣợc, tấn công. Lòng thù địch đƣợc tạo bởi căm giận, ghê tởm, khinh bỉ.

Các nhà tâm lý học Nga thì phân loại cảm xúc theo hình thức biểu hiện và theo nguồn gốc của chúng.

- Về hình thức biểu hiện, cảm xúc có ba loại sau:

(1) - Cảm xúc nội tại: là loại cảm xúc hƣớng vào chủ thể hay nhân cách. (2) - Tâm trạng: là loại cảm xúc có cƣờng độ yếu, kéo dài, thƣờng hƣớng tới thể nghiệm toàn cục.

(3) - Xúc động: là loại cảm xúc mạnh nhƣng diễn ra rất ngắn. Loại cảm xúc này có tác động đến tổ chức hành vi con ngƣời một cách nhanh chóng, có khi còn vƣợt trƣớc cả sự điều chỉnh của nhận thức, lý trí.

- Theo nguồn gốc phát sinh liên quan đến những điều kiện hoàn cảnh, X.L. Rubinstêin phân các cảm xúc con ngƣời ra bốn loại khác nhau:

(1) - Cảm xúc sơ cấp: là loại cảm xúc liên quan đến hoạt động hƣớng đích. Ví dụ, giận dữ, vui vẻ hay sợ hãi.

(2) - Cảm xúc sống: liên quan đến tri giác cơ thể hay đối tƣợng tạo ra niềm khoái lạc hay không khoái lạc cơ thể. Ví dụ, đau đớn,...

(3) - Cảm xúc đánh giá (cảm xúc giá trị): liên quan đến sự thể nghiệm thành tích đạt đƣợc nhƣ cảm xúc thành công, cảm xúc thất bại, xấu hổ, tội lỗi.

(4) - Cảm xúc với môi trƣờng bên ngoài: nhƣ căm thù, tình yêu... [8] Nhà tâm lý học R. Plutchik cho rằng cảm xúc là phƣơng thức thích nghi. Chính vì vậy, theo ông giữa các nguyên mẫu cơ bản của hành vi thích nghi và các cảm xúc có quan hệ tƣơng ứng với nhau. Sự tƣơng quan này đƣợc thể hiện nhƣ sau [1]:

Phƣơng thức thích nghi  Các cảm xúc sơ cấp

- Hấp thụ thức ăn và nƣớc  Chấp nhận

- Không chấp nhận, phản ứng loại bỏ  Ghê tởm - Phá huỷ, loại trừ chƣớng ngại trên đƣờng để

thoả mãn nhu cầu

 Căm giận

- Tái tạo - những phản ứng đáp lại liên quan tới hành vi tình dục

 Vui sƣớng

- Thiếu thốn - mất đối tƣợng tạo ra sự vui thích  Đau khổ - Định hƣớng - đáp lại sự tiếp xúc với đối tƣợng

không quen

 Sợ hãi

- Tìm hiểu những hành động có tính ngẫu nhiên trong môi trƣờng

 Hy vọng

Theo Daniel Goleman, có hàng trăm cảm xúc kết hợp, những biến thể và những biến đổi của chúng. Những sắc thái của chúng trên thực tế nhiều đến mức không có đủ từ để chỉ. Ông đƣa ra danh mục những cảm xúc rất thƣờng

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)