Khái niệm “cảm xúc”

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 28)

2. Các khái niệm cơ bản

2.2. Khái niệm “cảm xúc”

2.2.1. Định nghĩa

Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa về cảm xúc. Mỗi trƣờng phái, mỗi học thuyết đều có định nghĩa riêng của mình. Trong phạm vi của đề tài, tôi chỉ xin trình bày một số định nghĩa tiêu biểu nhƣ sau:

- Trong cuốn “Những cảm xúc của ngƣời”, Carroll E. Izard định nghĩa cảm xúc nhƣ sau: Cảm xúc là quá trình phức tạp gồm các khía cạnh sinh lý thần kinh, thần kinh cơ và hiện tƣợng bên ngoài.

Ở cấp độ sinh lý thần kinh, cảm xúc đƣợc xác định theo tính tích cực điện hoá của hệ thần kinh, đặc biệt là của vỏ não, của các hạch nền, hệ limbic, các dây thần kinh trên mặt và các dây thần kinh sinh ba.

Ở cấp độ thần kinh cơ, cảm xúc trƣớc hết là hoạt động biểu cảm bằng vẻ mặt và sau nữa là những phản ứng bằng điệu bộ, những phản ứng tạng-nội tiết, đôi khi còn là những phản ứng lời nói.

Ở cấp độ hiện tƣợng, cảm xúc đƣợc biểu hiện giống nhƣ sự thể nghiệm động cơ mạnh hoặc thể nghiệm có ý nghĩa trực tiếp đối với chủ thể. Sự thể nghiệm cảm xúc có thể tạo nên trong ý thức một quá trình hoàn toàn độc lập đối với các quá trình nhận thức.

- Daniel Goleman trong cuốn “Trí tuệ cảm xúc: làm thế nào để biến những cảm xúc của mình thành trí tuệ”, xuất bản năm 1997, đƣợc dịch sang tiếng Việt năm 2002, có định nghĩa cảm xúc nhƣ sau: “cảm xúc nhƣ một kích động hay một rối loạn tinh thần tình cảm, đam mê, mọi trạng thái kích thích”. [4]

Theo ông, cảm xúc vừa là một tình cảm và các ý nghĩ, các trạng thái tâm lý và sinh lý đặc biệt, vừa là thang đo của các xu hƣớng hành động do nó gây ra.

- Theo một số nhà tâm lý học Nga, cảm xúc là sự rung động của con ngƣời đối với hiện thực cũng nhƣ sự rung động của trạng thái chủ quan nảy sinh trong quá trình tác động tƣơng hỗ với môi trƣờng xung quanh và trong quá trình thoả mãn hay không thoả mãn các nhu cầu của mình. Theo họ, cảm xúc là quá trình tâm lý diễn ra trong thời gian ngắn, thƣờng có cƣờng độ tƣơng đối mạnh, đƣợc chủ thể nhận biết rõ rệt và thƣờng xuất hiện khi con ngƣời tri giác sự vật, hiện tƣợng. [1]

Một cảm xúc đƣợc lặp đi lặp lại, trong những tình huống và với những con ngƣời, những sự vật nhất định, cùng với những tri thức và tập quán nhất định sẽ trở thành tình cảm.

Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con ngƣời đối với những sự vật, hiện tƣợng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.

Tình cảm và cảm xúc tuy có sự khác nhau, nhƣng lại có mối liên quan mật thiết với nhau. Tình cảm đƣợc hình thành từ những cảm xúc đồng loại và đƣợc thể hiện qua các cảm xúc. Nói cách khác, cảm xúc là cơ sở và là phƣơng tiện biểu hiện của tình cảm. Ngƣợc lại, tình cảm cũng có ảnh hƣởng trở lại, chi phối cảm xúc. [2, 5]

Nhƣ vậy, có thể nói, cảm xúc là những rung động khác nhau nảy sinh do sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố hoàn cảnh, cũng nhƣ trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn, hứng thú, khuynh hƣớng, niềm tin và thói quen của mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)