2.1. Mẫu khách thể nghiên cứu
Với mục đích tìm hiểu về thực trạng trí tuệ cảm xúc của những ngƣời đang và sẽ làm công tác TVTL, đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên 100 khách thể ở độ tuổi từ 21 đến 40, trong đó có 16 nam (16,0%) và 84 nữ (84,0%), đƣợc chia thành hai nhóm: SV tâm lý và những NLCTTVTL .
- Nhóm NLCTTVTL: gồm 50 ngƣời (50,0%) đã tốt nghiệp tâm lý học. Hiện những ngƣời này đang làm TVTL (trực tiếp và gián tiếp) ở các trung tâm TVTL và các trƣờng học thuộc địa bàn Hà Nội nhƣ: Trung tâm Tƣ vấn tâm lý hạnh phúc gia đình; Trung tâm Tƣ vấn tâm tình; Trung tâm Tƣ vấn và hỗ trợ trẻ em; Trƣờng THPT Đinh Tiên Hoàng; Trƣờng TH Du lịch Hoa Sữa... Cụ thể có 18 NLCTTVTL trực tiếp (36,0%) và 32 NLCTTVTL gián tiếp (64,0%); 28 ngƣời có thâm niên công tác dƣới 1 năm (56,0%) và 22 ngƣời có thâm niên công tác trên 1 năm (44,0%)
- Nhóm SV: bao gồm 50 SV năm thứ tƣ (50,0%), chuyên ngành tâm lý học lâm sàng và tâm lý học xã hội của Khoa tâm lý học - Trƣờng đại học khoa học xã hội và nhân văn.
Bảng biểu về cơ cấu của khách thể nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày ở phần phụ lục.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp trắc nghiệm
Đo đạc trí tuệ cảm xúc để đƣa ra bức tranh về thực trạng trí tuệ cảm xúc của những ngƣời đang và sẽ làm TVTL là một nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng của đề tài. Vì vậy, tôi đã chọn phƣơng pháp trắc nghiệm, cụ thể là trắc nghiệm MSCEIT của Mayer, Salovey và Caruso để làm công cụ đo trí tuệ cảm xúc trên mẫu khách thể của đề tài. Cấu trúc của trắc nghiệm đã đƣợc trình bày ở chƣơng 1.
Quá trình thực hiện trắc nghiệm: Sau khi khách thể đã tiến hành làm trắc nghiệm theo nhƣ hƣớng dẫn trực tiếp của ngƣời nghiên cứu, bản trả lời của khách thể đƣợc mã hóa và xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm xử lý số liệu SPSS.
Quá trình tính điểm của trắc nghiệm đƣợc thực hiện theo các bƣớc:
- Tính điểm của từng item của trắc nghiệm. Sau đó tính điểm của từng phần, tiểu thang đo và thang đo.
- Tính điểm thô tổng của mỗi cá nhân ( là số điểm đƣợc cộng từ điểm của tất cả các item trong trắc nghiệm). Vì trong việc nghiên cứu, đánh giá hay chẩn đoán, thì các điểm thô (Raw Score) là không có giá trị, tự nó chƣa nói lên đƣợc điều gì, mà cần phải đƣợc chuyển sang điểm chuẩn (Standard
Score). Điểm chuẩn (hay điểm quy chiếu) tức là điểm đã đƣợc quy chiếu so với điểm của nhóm chuẩn, là điểm đƣợc tính căn cứ theo giá trị trung bình cộng và độ lệch chuẩn.
- Cách tính điểm chuẩn Công thức tính điểm chuẩn:
100 15 σ X X EQc
Trong đó: EQc: điểm chuẩn của cá nhân X: điểm thô của cá nhân
X: điểm thô trung bình của nhóm σ: độ lệch chuẩn
2.2.2. Đánh giá hiệu quả tƣ vấn tâm lý
Nhƣ phần trên đã trình bày, ở nƣớc ta hiện nay chƣa có điều luật cho ngành TVTL, nên cũng chƣa có những quy định cụ thể nhƣ thế nào là TVTL có hiệu quả, chƣa có công cụ để đo hiệu quả TVTL. Có thể nói, đây đang là một nhu cầu cấp thiết của ngành TVTL ở nƣớc ta.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, do điều kiện kinh tế, kiến thức có hạn, tôi chƣa thể thực hiện đƣợc điều đó. Do vậy, tôi sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn và phƣơng pháp chuyên gia, để đánh giá hiệu quả TVTL. Cụ thể là dựa trên sự nhận xét, đánh giá chung của từng cơ quan và ngƣời quản lý về hiệu quả TVTL của từng NLCTTVTL. Từ đó, tôi đã phân loại hiệu quả TVTL theo các mức rất cao, cao, trung bình và thấp.
2.2.3. Xây dựng chân dung tâm lý
phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp. Sau đó, lập chân dung tâm lý theo trình tự sau: những thông tin chung; tiểu sử; cuộc sống và công việc hiện tại... Từ đó, tìm hiểu xem những yếu tố nào ảnh hƣởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của họ và để tìm hiểu xem quan niệm của họ về vai trò của EQ đối với hoạt động TVTL nhƣ thế nào...
2.2.4. Xử lý số liệu
- Đề tài đã sử dụng phần mềm thống kê SPSS (phiên bản 13.0) để xử lý và phân tích số liệu. Quy trình xử lý và phân tích số liệu gồm:
Xây dựng mô hình xử lý số liệu: số liệu đo lƣờng từ trắc nghiệm của từng cá nhân đƣợc hòa thành một cấu trúc tổng thể dựa trên mô hình lý thuyết đã đƣợc trình bày; sau đó dùng các phép toán thống kê phù hợp để kiểm định giả thuyết; phác họa bức tranh về thực trạng trí tuệ cảm xúc với những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi nhóm và từng cá nhân khách thể nghiên cứu.
Thiết lập các công đoạn xử lý nhƣ lập mã, chấm điểm thô, nhập số liệu vào máy, làm sạch số liệu và xử lý tinh.
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng công thức tính tƣơng quan thứ bậc của Spearman để tính tƣơng quan giữa hiệu quả TVTL và trí tuệ cảm xúc của NLCTTVTL. i i i 2 2 i y x d ; 1) n(n ) d 6( 1 R
Trong đó: R: hệ số tƣơng quan
xi: thứ bậc xếp theo kết quả đo EQ yi:: thứ bậc xếp theo hiệu quả TVTL