Những yêu cầu của hoạt động tƣ vấn tâm lý đối với ngƣời làm công tác

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 55)

2. Các khái niệm cơ bản

2.4.3. Những yêu cầu của hoạt động tƣ vấn tâm lý đối với ngƣời làm công tác

công tác tƣ vấn tâm lý

Trong bất cứ nghề nghiệp nào cũng có những yêu cầu tối thiểu của nghề mà những ngƣời làm nghề đó phải đáp ứng khi muốn hành nghề. Đối với nghề TVTL cũng vậy, những NLCTTVTL cũng phải tuân thủ những yêu cầu nhất định. Hơn nữa, TVTL là một nghề đặc biệt nên không phải ai cũng phù hợp với công việc này. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, những ngƣời muốn trở thành NLCTTVTL đƣợc chọn lựa rất kỹ càng trƣớc khi tham gia vào các chƣơng trình học ở trƣờng với những đặc điểm nhƣ: thông minh, chân thành, sẵn lòng giúp đỡ, có kỹ năng giao tiếp hoàn hảo, sự nhạy cảm và nhân ái với mọi ngƣời, có ý thức tốt với bản thân và có tinh thân cởi mở... Những ngƣời hành nghề phải có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ nhất định.

Trên thế giới, những điều này đã đƣợc nêu thành luật, ngƣời hành nghề TVTL đƣợc pháp luật bảo vệ và phải tuân theo những quy định của pháp luật. Ở Việt Nam chƣa có điều luật dành cho ngành TVTL. Tuy nhiên, ngƣời làm công tác TVTL sẽ có thể làm việc tốt hơn, có hiệu quả cao hơn, khi tuân theo những nguyên tắc cơ bản và xem đó nhƣ là kim chỉ nam cho công việc của mình. Trong đề tài này tôi cũng xin nêu một số yêu cầu về kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cơ bản cho các NLCTTVTL mà trên thế giới đã áp dụng.

2.4.3.1. Những yêu cầu về nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp - Chấp nhận

Car Rogers cho rằng, chấp nhận là phẩm chất thể hiện một cái nhìn tích cực vô điều kiện. Đó là sự nhiệt tình tôn trọng thân chủ một cách vô điều kiện, xem thân chủ nhƣ một con ngƣời có giá trị bất kể địa vị, thái độ, hành vi của họ nhƣ thế nào.

Nhiệm vụ của NLCTTVTL là chấp nhận thân chủ nhƣ chính bản thân họ vốn có chứ không phải là mình nghĩ họ nên nhƣ thế nào. Điều này cũng có nghĩa là NLCTTVTL chấp nhận quyết định, niềm tin và những lo lắng của họ cho dù có đồng ý với họ hay không. Chấp nhận cũng có nghĩa là sẵn sàng đánh giá cao thân chủ mà không kể đến những gì xấu xa, tồi tệ đã xảy ra với họ trong quá khứ. NLCTTVTL không đƣợc phép phán xét cũng nhƣ bỏ qua các hành vi của thân chủ.

- Tôn trọng

Tôn trọng nghĩa là “cảm thấy hoặc thể hiện sự coi trọng hoặc sự quý mến; xem xét hoặc đối xử một cách khác biệt hoặc kính trọng” (Từ điển New Collegiate của Webster, 1981). Thân chủ chỉ có thể nhiệt tình với NLCTTVTL, bày tỏ một cách tự nhiên, thoải mái về những suy nghĩ và cảm xúc riêng tƣ của họ cho NLCTTVTL khi họ cảm thấy đƣợc tôn trọng.

Có thể nói, tôn trọng là cho mọi ngƣời quyền là chính bản thân họ và có các quan điểm, suy nghĩ và cảm xúc riêng của họ. Có nghĩa là NLCTTVTL nên tránh thúc ép thân chủ ra quyết định khi họ chƣa sẵn sàng. Bởi thân chủ sẽ không tin tƣởng một ngƣời mà họ cảm thấy ngƣời này đang phán xét hoặc thúc ép họ.

Tôn trọng thân chủ cũng có nghĩa là không bao giờ tạo ra một cách cố gắng các tình huống làm thân chủ phải phụ thuộc vào NLCTTVTL. Tôn trọng thân chủ đồng nghĩa với việc tin tƣởng vào khả năng thay đổi và cải thiện cuộc sống của thân chủ bằng chính những khả năng vốn có của họ. NLCTTVTL có thể thể hiện sự tôn trọng của mình đối với thân chủ bằng cách lắng nghe và thông cảm với họ.

- Trung thực

Một NLCTTVTL trung thực là ngƣời đáng tin cậy, chân chính và thành thực với thân chủ. Hầu hết thân chủ rất nhạy cảm. Khi NLCTTVTL “chỉ đơn thuần làm công việc của mình”, không chân thành hoặc không hứng thú, không quan tâm đến họ hay chỉ lắng nghe “giả vờ”, họ đều có thế nhận ra. Nhƣ vậy, nếu NLCTTVTL đối xử không thành thật với thân chủ, họ sẽ không nhiệt tình và bộc lộ với NLCTTVTL những suy nghĩ, cảm xúc thật của họ. Đây là một phẩm chất hết sức quan trọng trong TVTL.

- Thông cảm

Thông cảm là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong TVTL. Thông cảm có nghĩa là có thể nhận ra và hiểu thấu quan điểm và các cảm xúc của ngƣời khác. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là đồng tình‎ với họ. Thông cảm là tôn trọng quan điểm của thân chủ mà không bị lôi cuốn cảm xúc vào quan điểm đó. Ở đây, thông cảm không có nghĩa là đồng cảm. Vì đồng cảm chính là sự đồng tình với cách suy nghĩ và cách cảm nhận của ngƣời khác. Trong TVTL, thông cảm không có nghĩa là NLCTTVTL cảm nhận giống thân chủ, mà là nhìn nhận sự việc trên quan điểm của thân chủ, hiểu đƣợc trải nghiệm về cảm xúc, suy nghĩ cũng nhƣ hành vi của họ.

Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, NLCTTVTL cũng cần phải tuân thủ một nguyên tắc nữa không kém phần quan trọng là giữ bí mật. Nghĩa là NLCTTVTL phải hoàn toàn giữ bí mật về vấn đề của thân chủ. NLCTTVTL chỉ có thể đƣợc nói ra khi thân chủ cho phép hoặc thân chủ đang gặp nguy hiểm hay đó là một vấn đề khó mà NLCTTVTL cần phải thảo luận với đồng nghiệp để có thể giúp thân chủ đƣợc tốt hơn.

2.4.3.2. Những yêu cầu về kỹ năng tƣ vấn tâm lý - Kỹ năng lắng nghe

Đây là một kỹ năng cơ bản nhất trong TVTL. Đó chính là sự im lặng, sự dừng nói ngay với cả chính bản thân mình. Khi lắng nghe, NLCTTVTL hoàn toàn thuộc về thân chủ, toàn bộ tâm tƣ bị chi phối bởi câu chuyện của thân chủ. Lắng nghe là tạo điều kiện thuận lợi cho thân chủ dễ dàng bộc lộ. Do vậy, NLCTTVTL cần phải thể hiện đƣợc cho thân chủ thấy mình đang lắng nghe họ.Tức là NLCTTVTL phải tỏ đƣợc sự thông cảm của mình trên khuôn mặt, cho thân chủ thấy sự kiên nhẫn lắng nghe, không đƣợc phán xét tức thời và phải kìm chế đƣợc các cảm xúc tiêu cực của bản thân. Ngoài ra, lắng nghe tốt còn cần phải đặt đƣợc câu hỏi gợi mở, biết phản hồi... Chỉ có nhƣ thế thân chủ mới tin tƣởng bộc lộ hết những tâm tƣ, cảm xúc thầm kín của họ.

- Kỹ năng giao tiếp không lời

Trong TVTL, các hình thức giao tiếp không lời có thể là những dấu hiệu về trạng thái nội tâm của thân chủ. Khả năng sử dụng các hành vi không lời một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện cho việc giao tiếp bằng lời và giúp cho NLCTTVTL xây dựng mối quan hệ tin cậy với thân chủ. Qua ngôn ngữ cử chỉ, trạng thái khuôn mặt, giọng nói... NLCTTVTL thể hiện thái độ đối với thân chủ. Ngƣợc lại, thân chủ cũng vậy. NLCTTVTL có thể cảm nhận đƣợc

cảm xúc, suy nghĩ của thân chủ qua những cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...của họ. Do vậy, NLCTTVTL cần có khả năng nhạy cảm tốt và cần chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp không lời. Tuy nhiên, ở mỗi hình thức TVTL khác nhau thì đặc trƣng của kỹ năng giao tiếp không lời cũng khác nhau.

- Kỹ năng phản hồi

Kỹ năng phản hồi là phƣơng pháp tiếp nhận và truyền thông tin về hành vi. Đó là nói lại bằng từ ngữ của mình hoặc nhắc lại lời của thân chủ một cách cô đọng hoặc làm rõ hơn điều mà thân chủ vừa bày tỏ và đạt đƣợc sự tán thành của thân chủ.

Phản hồi giúp cho thân chủ cảm thấy có ngƣời lắng nghe và hiểu mình. Họ có cảm giác đƣợc quý trọng, đƣợc khích lệ và muốn đƣợc bộc lộ nhiều hơn. Giúp cho thân chủ ý thức đƣợc điều họ vừa nói, làm cho họ có trách nhiệm trong lời nói của mình. Phản hồi cũng giúp cho NLCTTVTL biết đƣợc một cách chắc chắn rằng những điều mình hiểu là đúng, rằng mình không suy diễn, hay trong những trƣờng hợp hiểu sai sẽ đƣợc thân chủ giải thích, điều chỉnh kịp thời. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng trong TVTL mà NLCTTVTL cần đƣợc trang bị trƣớc khi hành nghề.

- Kỹ năng thu thập thông tin

Đây có thể nói là một trong những kỹ năng giao tiếp bằng lời trong TVTL. Kỹ năng này giúp cho NLCTTVTL thu thập đƣợc đầy đủ những thông tin về vấn đề của thân chủ, cả về sự kiện lẫn cảm xúc của họ, từ đó NLCTTVTL mới có thể giúp đƣợc thân chủ.

Cụ thể là NLCTTVTL phải có đƣợc các kỹ năng đặt câu hỏi, tóm lƣợc lại, phản hồi cảm xúc, phản hồi sự kiện nhƣ thế nào để cho thân chủ cảm nhận

đƣợc rằng họ đang đƣợc khuyến khích, đƣợc chia sẻ, cảm thông và họ sẵn sàng bộc lộ mà không phòng vệ.

- Kỹ năng thông đạt

Kỹ năng này đƣợc hiểu là NLCTTVTL đạt đƣợc một sự hiểu biết và thông cảm với những gì thân chủ cố gắng bộc lộ để giúp cho thân chủ thấy rõ các nội dung của các sự kiện, đặc biệt là thấy rõ các cảm xúc của mình, thấy rõ đƣợc giá trị của mình và giúp cho họ đƣơng đầu với vấn đề của mình một cách tốt nhất. Thông đạt ở đây là thể hiện sự hiểu biết một cách nồng hậu, trung thực, không chiếm đoạt, lấn át thân chủ. Kỹ năng này chỉ có thể thành công khi NLCTTVTL sẵn sàng lắng nghe, suy nghĩ và đáp ứng với vấn đề của thân chủ.

Trên đây là những kỹ năng và nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của nghề mà bất cứ một ngƣời nào muốn trở thành NLCTTVTL đều phải đƣợc học và thƣờng xuyên trau dồi trong quá trình làm việc. Bởi vì, những kỹ năng và những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp này chính là cơ sở để tạo nên niềm tin của thân chủ đối với NLCTTVTL. Lòng tin là nền tảng của bất kỳ một quan hệ tƣ vấn hay hỗ trợ nào. Trƣớc khi thân chủ có thể cảm thấy thoải mái để chia sẻ những thông tin cá nhân, cảm xúc và suy nghĩ thì việc tạo ra một bầu không khí tin tƣởng giữa thân chủ và NLCTTVTL là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Trí tuệ cảm xúc của người làm công tác tư vấn tâm lý (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)