Phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên.

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng tự học của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 114)

- Mức độ hình thành kỹ năng lập kế hoạch đọc sách của S

10 Nếu không có tay nghề thì khi tốt nghiệp

3.2.2. Phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số SV (70.8%) và đa số giảng viên (78.1%) cho rằng phương pháp giảng dạy của giảng viên có ảnh hưởng nhiều đến KNĐS và kỹ năng thực hành tri thức của SV.

Chúng tôi liệt kê hàng loạt các phương pháp giảng dạy phổ biến của giảng viên hiện nay và yêu cầu SV cho biết mức độ thích thú của họ đối với từng cách giảng dạy đó. Kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 21: Mức độ thích thú của SV đối với các phương pháp giảng dạy của giảng viên.

TT Các phƣơng pháp giảng dạy ĐTB XB

1 Giảng viên đọc cho SV chép suốt buổi học, thỉnh thoảng xen

kẽ giảng giải tri thức khó . 2.29 8

2 Suốt buổi lên lớp, giảng viên chỉ giảng giải thông báo những

tri thức cần truyền đạt. 2.68 7

3 Giảng viên giảng giải thông báo, thỉnh thoảng xen kẽ đặt câu

hỏi để SV thảo luận. 5.19 3

4 Giảng viên chỉ ra nội dung và số trang cần đọc trong từng tài

liệu tham khảo bắt buộc; hướng dẫn cách đọc; yêu cầu SV đề xuất thắc mắc trong khi đọc và trình bày những nội dung đã đọc; hướng dẫn SV thảo luận những nội dung khó; hệ thống hóa, chính xác hóa và làm sâu sắc thêm những tri thức SV đã tiếp thu được trong khi đọc.

6.34 1

5 Hướng dẫn SV cách chuẩn bị xêmina. 4.81 5

6 Tổ chức SV làm việc theo nhóm, thảo luận các vấn đề đã tự

nghiên cứu. 5.94 2

7 Hướng dẫn SV tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học. 4.18 6

8 Trong khi giảng bài sử dụng một cách hợp lý các đồ dùng dạy

học do các thành tựu của công nghệ thông tin đem lại (đèn chiếu, powerpoint,...).

Chúng tôi qui ước rằng phương pháp giảng dạy nào càng có điểm trung bình cao thì phương pháp đó càng được nhiều SV thích thú nhiều. Kết quả ở bảng trên cho thấy phương pháp giảng dạy được nhiều SV thích thú nhất đó là phương pháp: “Giảng viên chỉ ra nội dung và số trang cần đọc trong từng tài

liệu tham khảo bắt buộc; hướng dẫn cách đọc; yêu cầu SV đề xuất thắc mắc trong khi đọc và trình bày những nội dung đã đọc; hướng dẫn SV thảo luận những nội dung khó; hệ thống hóa, chính xác hóa và làm sâu sắc thêm những tri thức SV đã tiếp thu được trong khi đọc”(ĐTB = 6.34); tiếp đó là phương

pháp “ Tổ chức SV làm việc theo nhóm, thảo luận các vấn đề đã tự nghiên cứu” (ĐTB = 5.94). Đây là những phương pháp giảng dạy khơi dậy được sự

tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của SV; tôn trọng ý kiến của SV và đảm bảo cho họ có cơ hội tham gia trao đổi, tranh luận với thầy. Trong khi giảng dạy, nếu giảng viên luôn áp dụng những phương pháp giảng dạy này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành KNĐS và kỹ năng thực hành của SV. Cụ thể: giảng viên có thể yêu cầu và hướng dẫn SV lập kế hoạch đọc sách, kế hoạch thực hành; hướng dẫn SV cách đọc sách và thực hành hiệu quả, đồng thời yêu cầu và hướng dẫn SV cách tự kiểm tra, đánh giá việc đọc sách và thực hành. Hơn nữa, khi giảng viên thường xuyên áp dụng phương pháp này sẽ buộc SV phải tích cực đọc sách, tích cực thực hành hơn; nhiều SV chủ động trao đổi với giảng viên và bạn bè trong lớp những gì đọc được, thực hành thành công và qua sự trao đổi này SV sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm đọc sách và thực hành quí báu, cũng như giúp cho SV giải quyết được những băn khoăn, thắc mắc gặp phải trong khi đọc sách và thực hành tri thức. Theo đó, việc đọc sách và thực hành của SV sẽ trở nên có hiệu quả, họ sẽ tìm thấy niềm vui trong khi đọc và thực hành, nghĩa là ở SV sẽ xuất hiện những xúc cảm dương tính mỗi khi đọc sách và thực hành. SV từ chỗ chỉ đọc sách, thực hành khi giảng viên yêu cầu đến chỗ tự giác đọc sách và tự giác thực

hành, thậm chí ở SV sẽ xuất hiện niềm say mê đọc sách và thực hành tri thức. Những điều này đồng nghĩa với việc động cơ đọc sách và động cơ thực hành tri thức của SV có lực đẩy càng mạnh.

Ngược lại, lại có những phương pháp có điểm trung bình rất rất thấp như các phương pháp: “giảng viên đọc cho SV chép suốt buổi học, thỉnh

thoảng xen kẽ giảng giải tri thức khó” (ĐTB = 2.29), “suốt buổi lên lớp,

giảng viên chỉ giảng giải thông báo những tri thức cần truyền đạt” (ĐTB = 2.68), chứng tỏ SV không thích thú với những phương pháp giảng dạy này.

Chúng tôi tiến hành kiểm định tương quan giữa những SV rất thích phương pháp “Giảng viên đọc cho SV chép suốt buổi học, thỉnh thoảng xen kẽ

giảng giải tri thức khó” (tức là xếp phương pháp này ở vị trí số 1) và những

SV rất thích phương pháp “Giảng viên chỉ ra nội dung và số trang cần đọc

trong từng tài liệu tham khảo bắt buộc; hướng dẫn cách đọc…” (phương

pháp này được xếp ở vị trí số 1) về mức độ hình thành KNĐS. Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05), nghĩa là những SV rất thích phương pháp “Giảng viên chỉ ra nội dung và số trang cần đọc

trong từng tài liệu tham khảo bắt buộc; hướng dẫn cách đọc nội dung và số trang cần đọc…” có mức độ hình thành KNĐS cao hơn những SV rất thích

phương pháp “Giảng viên đọc cho SV chép suốt buổi học” ( xin xem bảng 22).

Bảng 22: So sánh mức độ hình thành KNĐS giữa SV rất thích phương pháp “Giảng viên đọc cho SV chép suốt buổi học” và những SV rất thích phương pháp “Giảng viên chỉ ra nội dung và số trang cần đọc…”

T

T Các mức độ

SV rất thích phƣơng pháp

Giảng viên chỉ ra nội dung và số

trang cần đọc…”

SV rất thích phƣơng pháp “Giảng viên đọc cho SV chép suốt buổi học”

1 Rất thấp 0.0% 9.1%

2 Thấp 40.7% 54.5%

3 Trung bình 50.4% 36.4%

Kết quả kiểm định

Chi-Square (P) 0.007

Mặc dù những SV rất thích thú với phương pháp “Giảng viên chỉ ra nội dung và số trang cần đọc…” có mức độ hình thành KNĐS cao hơn so với

những SV rất thích phương pháp “giảng viên đọc cho SV chép suốt buổi học” nhưng tỉ lệ SV đạt mức cao vẫn chỉ là con số rất “khiêm tốn” (chỉ có 8.8% SV). Nói cách khác, tỉ lệ số SV rất thích phương pháp giảng dạy tích cực của giảng viên vẫn còn nhỏ so với tổng số SV được nghiên cứu, nói cách khác phương pháp giảng dạy tích cực của giảng viên chưa có ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành KNĐS của SV. Tại sao như vậy? Để tìm nguyên nhân của vấn

đề này, chúng tôi đã liệt kê những phương pháp giảng dạy nói trên và đề nghị các giảng viên cho biết mức độ thực hiện của họ đối với từng phương pháp giảng dạy đó. Kết quả thu được cho thấy: chỉ có 30% giảng viên được hỏi luôn luôn áp dụng phương pháp “Giảng viên chỉ ra nội dung và số trang cần đọc…” và 44.8% giảng viên luôn luôn áp dụng phương pháp “tổ chức SV làm việc theo nhóm, thảo luận các vấn đề đã tự nghiên cứu”. Kết quả này chỉ ra rằng các phương pháp giảng dạy tích cực vẫn chưa được đa số các giảng viên thường xuyên áp dụng. Hơn nữa, khi chúng tôi tiến hành điều tra trên SV với câu hỏi là: “ Để việc đọc sách của bạn ngày càng thu được hiệu quả cao thì bạn có kiến nghị gì với giảng viên, tổ chức Đoàn - Hội, thư viện nhà trường và các cấp lãnh đạo quản lý của nhà trường?” thì có 64.5% SV đề nghị cần có sự đổi mới phương pháp giảng dạy trên qui mô toàn trường. Một SV khoa QL có ý kiến là: “ Giảng viên không nên chuẩn bị sẵn tất cả các kiến thức sau đó lên lớp đọc cho SV chép suốt buổi học mà phải gợi mở vấn đề và hướng dẫn SV tìm những loại sách nào

để đọc, đồng thời hướng dẫn SV cách đọc sách để SV tự tìm hiểu vấn đề đó”.

Một SV khoa QL năm thứ ba khác có đề xuất: “Giáo viên trình bày khung vấn đề còn SV tìm hiểu chi tiết của vấn đề qua việc đọc sách. Giảng viên cần cung

cấp danh mục các tài liệu tham khảo và gợi mở cho SV chứ không cần cung cấp hết kiến thức cho SV trong giờ giảng”.

Như vậy, các phương pháp giảng dạy tích cực vẫn chưa được phần lớn giảng viên thường xuyên áp dụng, điều này lí giải vì sao số SV rất thích các phương pháp giảng dạy này lại có mức độ hình thành KNĐS còn chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số SV.

Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành KNĐS và kỹ năng thực hành của SV, trong số đó có hai yếu tố (một yếu tố chủ quan, một yếu tố khách quan) là: động cơ học tập của SV và phương pháp giảng dạy của giảng viên được đa số SV và giảng viên cho là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy: phần lớn SV có động cơ học tập (động cơ đọc sách và động cơ thực hành tri thức) có hiệu lực thấp, tức là động cơ chưa có lực đủ mạnh để thúc đẩy SV tích cực đọc sách, tích cực thực hành; và các phương pháp giảng dạy tích cực của giảng viên còn chưa phát huy nhiều ảnh hưởng đến sự hình thành KNĐS và kỹ năng thực hành tri thức của SV.

Kết luận chƣơng 3

Qua những phân tích về thực trạng KNTH trên đây cho thấy, số SV không thường xuyên tiến hành đọc sách chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Trong số SV thường xuyên tiến hành đọc sách thì đa số SV chỉ có thời gian đọc trung bình hàng ngày dưới 2 giờ và có thời gian trung bình đọc hàng tuần dưới 4 giờ. Trong khi đó, đa số giảng viên được hỏi thì cho rằng, phần đông SV không thường xuyên đọc sách. Phần lớn SV có mức độ hình thành KNĐS ở mức trung bình và thấp. SV năm sau có mức độ hình thành KNĐS theo khuynh hướng cao hơn năm trước.

Đa số SV không tiến hành lập kế hoạch thực hành cũng như tiến hành tự kiểm tra, đánh giá việc thực hành tri thức, do đó không có kỹ năng lập kế hoạch thực hành và kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc thực hành. Còn kỹ năng thực hiện các hình thức thực hành hình thành ở mức thấp và có sự khác biệt có ý

nghĩa giữa SV các năm về mức độ hình thành kỹ năng này, theo đó SV năm sau có mức độ hình thành cao hơn SV năm trước.

Hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hình thành KNĐS và KNTH của SV là động cơ học tập của SV và phương pháp giảng dạy của giảng viên. SV đã xác định được mặt nội dung của động cơ một cách đúng đắn, nghĩa là họ biết được mình phải đọc sách và thực hành để đạt được những “giá trị” mà xã hội khuyến khích, nhưng mặt lực thúc đẩy của động cơ lại chưa mạnh để giúp SV tích cực đọc sách và thực hành tri thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy số đông SV rất thích thú với các phương pháp giảng dạy tích cực và mức độ hình thành các KNTH của các SV này cũng cao hơn so với các SV khác. Tuy nhiên, các phương pháp giảng dạy tích cực còn ít được vận dụng trong thực tiễn dạy – học. Do đó, có thể nói phương pháp giảng dạy tích cực của giảng viên chưa có ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành KHĐS và KNTH tri thức của SV.

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng tự học của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)