- Mức độ hình thành kỹ năng lập kế hoạch đọc sách của S
6. Tôi tự điều chỉnh để việc đọc sách diễn ra
3.1.2. THỰC TRẠNG VỀ MỨC ĐỘ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG THỰC HÀNH TRI THỨC CỦA SV.
HÀNH TRI THỨC CỦA SV.
Tương tự như KNĐS, kỹ năng thực hành tri thức bao gồm 3 kỹ năng thành phần: kỹ năng lập kế hoạch thực hành; kỹ năng thực hiện các hình thức thực hành; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc thực hành. Chúng tôI tiến hành nghiên cứu mức độ hình thành từng kỹ năng thành phần này ở SV. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có rất ít SV thường xuyên tiến hành lập kế hoạch thực hành (chiếm tỷ lệ rất thấp), chỉ có 31.9% SV tự đánh giá mình thường xuyên lập kế hoạch thực hành (chiếm 1/3 tổng số SV). Trong khi đó số SV cho rằng bản thân chưa thường xuyên lập kế hoạch thực hành chiếm tới 68.1%. Hơn nữa, chúng tôi thấy rằng có rất ít SV chấm vào các nội dung mà chúng tôi liệt kê sẵn.
Trao đổi với một số SV ở hai khoa, các SV này cho biết SV học lý thuyết là chủ yếu, hầu như không có thực hành (thực hành tri thức ở đây được các SV hiểu đơn thuần chỉ là thực hành tại các cơ sở nghề nghiệp, thảo luận). Chúng tôi trao đổi vấn đề này với các giảng viên, chúng tôi đưa ra câu hỏi “Sau mỗi bài giảng, thầy/cô có thường giao nhiệm vụ và hướng dẫn cho SV
thực hành không”? Tổng hợp câu trả lời của các giảng viên, chúng tôi thu được kết quả sau: có 46.9% giảng viên cho rằng họ thường xuyên và 50% giảng viên cho rằng họ thỉnh thoảng giao nhiệm vụ và hướng dẫn SV thực hành.
Vậy là do không nắm được rằng thực hành tri thức ở đây bao gồm nhiều hình thức khác nhau, thực hành tri thức không chỉ bao gồm là việc thảo luận hay đến thực hành tại các cơ sở nghề nghiệp mà còn bao gồm các hình thức khác: tự tìm bài tập để làm, trả lời câu hỏi của giảng viên ở trên lớp, giải bài tập trong sách giáo trình,… Chính vì quan niệm thực hành tri thức như vậy, cho nên SV cho rằng hầu như họ không được thực hành, do đó, họ không lập kế hoạch thực hành.
Với kết quả thực tiễn thu được như vậy, chúng tôi không thể đưa ra đánh giá gì về mức độ hình thành kỹ năng lập kế hoạch thực hành của SV.
Và cũng vì SV không tiến hành lập kế hoạch thực hành nên chúng tôI cũng không thể đánh giá sự hình thành kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc thực hành của SV được. Khi SV lập kế hoạch thực hành thì SV mới có cơ sở để tiến hành tự kiểm tra, đánh giá việc thực hành của mình. Xuất phát từ thực tế như vậy, chúng tôI không thể đánh giá mức độ hình thành kỹ năng thực hành tri thức nói chung của SV, nên buộc chúng tôI chỉ đánh giá kỹ năng thực hiện các hình thức thực hành của SV.
Kỹ năng thực hiện các hình thức thực hành.
Thực hành tri thức của SV có nhiều hình thức khác nhau, bao gồm những hình thức có sự điều khiển, tổ chức của giảng viên như: thảo luận, xêmina, trả lời các câu hỏi trên lớp, giảI bài tập sau mỗi giờ lên lớp, thực hành nghề nghiệp tại các cơ sở thực hành,…và bao gồm cả những hình thức không có sự điều khiển, tổ chức của giảng viên - đó là những hình thức thực hành do bản thân SV chủ động tự tìm, tự thực hiện như: tự tìm bài tập để làm, sau khi đọc sách xong thì tự trả lời các câu hỏi trong sách, tham gia các buổi xêmina phù hợp với chuyên ngành do trong và ngoài trường tổ chức, tự ứng dụng lý thuyết vào việc giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày,…
Đối với những hình thức trên, SV đã thực hiện ở mức độ nào. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Trong các hình thức thực hành
dưới đây, bạn đã và đang thực hiện như thế nào?”. Kết quả nghiên cứu cho thấy: ĐTB của các nội dung thực hành của SV nằm ở mức thấp (ĐTB = 1.89). Những nội dung có điểm trung bình cao là: tham gia các buổi xêmina do giảng viên tổ chức (ĐTB = 2.23); trả lời các câu hỏi của giảng viên ở trên lớp (ĐTB = 2.21), giải bài tập thầy giáo giao cho sau mỗi giờ lên lớp (ĐTB = 2.17), ứng dụng lý thuyết vào việc giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày
(ĐTB = 2.13). Ngoài ra, còn có những nội dung lại có điểm trung bình Bảng 16: Mức độ thực hiện các hình thức thực hành tri thức của SV
T
T Nội dung thực hiện
SV các năm Tổng hợp
chung
Năm 1 Năm 2 Năm 3
ĐTB XB ĐTB XB ĐTB XB ĐTB XB