Phương pháp thống kê toán học Để đánh giá được mức độ hình

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng tự học của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 50)

- Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc thực hành.

2.1.6. Phương pháp thống kê toán học Để đánh giá được mức độ hình

thành KNĐS và kỹ năng thực hành của SV qua phiếu điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi đã sử dụng phần mềm SPSS 12.0 for windows để xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu của luận văn. Trong quá trình phân tích thông tin, có sử dụng các công thức thống kê toán học để tính toán và kiểm định số liệu theo mục đích nghiên cứu. Cụ thể là:

- Tính tỷ lệ % và ĐTB bằng lệnh: Analyze \ Descriptive Statistics \ Frequencies cho toàn bộ các câu hỏi.

- Sử dụng hệ số tương quan khi - bình phương để kiểm định mức độ có ý nghĩa về mức độ độc lập giữa SV các năm học, các khoa và SV ở các nhóm học lực về mức độ hình thành KNĐS, kỹ năng thực hành tri thức bằng lệnh: Analyze/ Descriptive – Statistics/ Crosstabs/ Statistics/ Chi-Square Tests.

Nếu p < 0,05 (khác biệt có ý nghĩa thống kê)

Nếu p > 0,05 (khác biệt không có ý nghĩa thống kê) Một số nhận xét rút ra sau kết quả kiểm định đó.

2.2. CÁCH ĐÁNH GIÁ CÁC KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN.

2.2.1.Kỹ năng đọc sách.

Để đánh giá mức độ hình thành KNĐS của SV, chúng tôi dựa vào ĐTB của 3 kỹ năng thành phần của KNĐS (bao gồm các kỹ năng: kỹ năng lập kế hoạch đọc sách; kỹ năng thực hiện kế hoạch đọc sách và kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc đọc sách). Điểm của KNĐS là trung bình cộng số điểm của 3 kỹ năng thành phần. Chúng tôi đề ra thang đánh giá mức độ hình thành KNĐS của SV như sau:

- Mức độ cao (2.5 < ĐTB ≤ 3.0)

Ở mức độ này, SV biết cách đọc sách một cách khoa học (biết cách thức lập kế hoạch đọc sách, biết thực hiện theo đúng kế hoạch đọc sách đó và biết cách thức tự kiểm tra, đánh giá việc đọc sách của bản thân), đồng thời thường xuyên vận dụng cách đọc sách này trong quá trình học tập của mình.

- Mức độ trung bình (2.0 < ĐTB ≤ 2.5)

SV chưa thực sự nắm vững cách thức đọc sách một cách khoa học, vận dụng cách đọc sách này còn chưa đều đặn, thường xuyên.

- Mức độ thấp (1.5 < ĐTB ≤ 2.0)

SV chỉ nắm được một số nội dung của cách thức đọc sách khoa học.

- Mức độ rất thấp (1.0 ≤ ĐTB ≤ 1.5)

Ở mức độ này, SV không biết cách đọc sách theo đúng qui trình khoa học, mà tiến hành đọc sách một cách tùy tiện.

Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá từng kỹ năng thành phần đƣợc quy ƣớc nhƣ sau: Chúng tôi đưa ra tiêu chí đánh giá từng kỹ năng thành phần, đồng thời đưa ra thang điểm:

Mức độ thường xuyên : 3 điểm. Mức độ thỉnh thoảng : 2 điểm. Mức độ chưa bao giờ : 1 điểm.

Kết quả đánh giá mức độ hình thành từng kỹ năng thành phần được tính dựa trên sự trả lời của SV, sau đó tổng kết các câu trả lời để tìm ra điểm trung bình. Điểm trung bình (ĐTB) chạy từ 1.0 – 3.0, trong đó chúng tôi quy ước mức điểm như sau:

1.0 ≤ ĐTB ≤ 1.5: Mức độ rất thấp 1.5 < ĐTB ≤ 2.0: Mức độ thấp

2.0 < ĐTB ≤ 2.5: Mức độ trung bình 2.5 < ĐTB ≤ 3.0: Mức độ cao

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng tự học của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)