- KN2: Kỹ năng thực hiện các hình thức thực hành.
3.1.1. THỰC TRẠNG VỀ MỨC ĐỘ HÌNH THÀNH KNĐS CỦA SV.
Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận, KNĐS của SV bao gồm 3 kỹ năng thành phần đó là kỹ năng lập kế hoạch đọc sách; kỹ năng thực hiện kế hoạch và kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc đọc sách. Nhưng trước khi nghiên cứu mức độ hình thành 3 kỹ năng thành phần trên ở SV, chúng tôi tiến hành mô tả về mức độ thường xuyên đọc sách và thời gian đọc sách của SV.
3.1.1.1.Một số mô tả về mức độ thƣờng xuyên đọc sách và thời gian đọc sách của SV
Với câu hỏi: “Bạn có thường xuyên đọc sách chuyên môn không?”. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2: Mô tả mức độ thường xuyên đọc sách của SV (theo tỷ lệ %).
TT T Mức độ thƣờng xuyên đọc sách SV các năm Khoa Học lực Chung
Năm 1 Năm 2 Năm 3 TLH QL TB Khá -
Giỏi
1 Có 55.6 62.5 77.5 81.6 52.2 67.6 61.8 63.8
2 Không 44.4 37.5 22.5 18.4 47.8 32.4 38.2 36.2
Kết quả kiểm định
Chi-Square (P) 0.001 0.000 0.258
Kết quả bảng 2 cho thấy có 63.8% SV thường xuyên đọc sách và 36.2% SV không thường xuyên đọc sách. Như vậy, có tới 1/3 số SV được nghiên cứu không thường xuyên đọc sách chuyên môn. Đây là vấn đề cần khắc phục, vì nếu không thường xuyên đọc sách thì khó mà hình thành được KNĐS ở mức độ cao.
Kết quả kiểm định tương quan cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa SV các năm về mức độ thường xuyên đọc sách chuyên môn (p < 0.05). Theo đó, tỉ lệ SV thường xuyên đọc sách ở các năm sau cao hơn năm trước: năm thứ 1 là 55.6%, năm thứ 2 (62.5%) và năm thứ 3 (77.5%). Kết quả này giúp chúng ta
hiểu rằng SV ở những năm sau, đặc biệt là SV năm thứ ba do có số lượng các môn chuyên ngành ngày càng tăng, hơn nữa yêu cầu đọc sách của các giảng viên đối với SV cũng thường xuyên hơn và có mức độ cao hơn, ngoài ra có thể do sức ép tâm lý sắp bước vào năm cuối nên họ thường xuyên đọc sách hơn SV năm trước.
Kiểm định tương quan giữa SV khoa TLH và khoa QL cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05): tỉ lệ SV thường xuyên đọc sách ở khoa TLH cao hơn khoa QL. Cụ thể: có 81,6% SV khoa TLH thường xuyên đọc sách, trong khi đó ở khoa QL tỉ lệ SV thường xuyên đọc sách là 52,2%.
Kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kế giữa nhóm SV có học lực khá - giỏi và nhóm SV có học lực trung bình về mức độ thường xuyên đọc sách chuyên môn (p > 0.05).
Kết quả kiểm định cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa SV lớp thường và SV lớp chất lượng cao về mức độ thường xuyên đọc sách chuyên môn (p > 0.05) ( xem phụ lục 03 - Bảng 26)
Tiếp tục tìm hiểu thời gian đọc trung bình một ngày, trung bình một tuần của những SV thường xuyên đọc sách, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3: Thời gian đọc trung bình trong một ngày của SV(theo tỉ lệ %)
TT T Thời gian đọc sách SV các năm Khoa Học lực Tổng hợp chung
Năm 1 Năm 2 Năm 3 TLH QL TB Khá - Giỏi
1 Dưới 1 giờ 19.8 31.8 36.5 30.6 28.0 34.1 28.7 29.3
2 Từ 1 - 2 giờ 66.3 56.5 48.2 57.3 56.8 51.2 58.8 57.0
3 Trên 2 giờ 14.0 11.8 15.3 12.1 15.2 14.6 12.5 13.7
Kết quả kiểm định
Chi-Square (P) 0.941 0.745 0.548
Bảng 4: Thời gian đọc trung bình trong một tuần của SV (theo tỉ lệ %)
TT T Thời gian đọc sách SV các năm Khoa Học lực Tổng hợp chung
Năm 1 Năm 2 Năm 3 TLH QL TB Khá - Giỏi
1 Dưới 2 giờ 3.6 2.3 4.7 2.4 4.5 6.0 2.9 3.5
3 Trên 4 giờ 60.7 62.5 60.0 64.0 58.3 63.1 61.8 61.1
Kết quả kiểm định
Chi-Square (P) 0.941 0.495 0.483
Từ kết quả ở bảng 3 cho thấy rằng: số đông SV có thời gian đọc trung bình hàng ngày từ 1giờ đến 2 giờ chiếm 57.0%; dưới 1 giờ có 29.3%. Đáng quan tâm là số SV có thời gian đọc sách trung bình một ngày trên 2 giờ chỉ có 35 SV (13.7%), kết quả này không chênh lệch đáng kể so với kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Hồng Giang cũng tìm hiểu về thời gian đọc sách trung bình hàng ngày của SV trường ĐHKHXH &NV năm 2004 (kết quả nghiên cứu của Phạm Hồng Giang chỉ ra rằng chỉ có 11.17% tổng số SV đọc sách trung bình hàng ngày trên 2 giờ). Chúng ta thấy rằng SV thường chỉ học tập trung tại giảng đường có một buổi trong ngày, do đó SV có đến nửa ngày để tiến hành tự học ở nhà. Với lượng thời gian đó mà phần đông SV hàng ngày chỉ dành cho việc đọc sách trung bình từ 1 đến 2 giờ. Theo chúng tôi, thời gian đọc sách như vậy là quá ít so với quĩ thời gian của SV. Việc dành ra ít thời gian để đọc sách như vậy thì có ảnh hưởng gì đến mức độ hình thành KNĐS của SV. Chúng tôi sẽ làm rõ ở phần sau của đề tài.
Nhìn vào số liệu được mô tả ở bảng 4, chúng ta nhận thấy: số SV có thời gian đọc sách trung bình một tuần trên 4 giờ chiếm đa số (61.1%). Do phần đông SV có thời gian đọc sách trung bình một ngày là từ 1 đến 2 giờ nên kết quả này là phù hợp. Có đến 35.4% SV có thời gian đọc sách trung bình một tuần chỉ từ 2 đến 4 giờ. Chúng tôi cho rằng thời gian đọc sách trong một tuần như vậy cũng là quá ít.
Kết quả kiểm định tương quan giữa SV các năm, giữa SV khoa TLH và khoa QL, giữa nhóm SV có học lực khá - giỏi và nhóm SV có học lực trung bình cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian đọc sách hàng ngày và hàng tuần (p > 0.05).
Khi tiến hành thu thập ý kiến của 32 giảng viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy, chúng tôi được biết: Có 78.1% giảng viên cho rằng số đông SV không thường xuyên đọc sách mà chỉ đọc sách khi gần đến ngày thi. Giải thích điều này, chúng tôi cho rằng: trong quá trình giảng dạy, mỗi khi giảng viên giao nhiệm vụ đọc sách cho SV, nhưng đa số SV thường không thực hiện nhiệm vụ này, do đó, đa số giảng viên đều nhất trí cho rằng phần đông SV không đọc sách thường xuyên. Hơn nữa, kết quả phỏng vấn đối với các cán bộ thư viện cũng như kết quả quan sát của chúng tôi tại thư viện cho thấy gần đến tháng thi học kỳ có rất đông SV đến thư viện mượn sách và đọc sách; ngược lại thời điểm sau khi thi xong lại có rất ít SV đến mượn và đọc sách, thời gian này phần nhiều SV đến chỉ đọc báo, tạp chí và các ấn phẩm mang tính giải trí khác.
Tiến hành nghiên cứu mức độ thường xuyên đọc sách và thời gian đọc sách của SV, chúng ta thấy rằng mặc dù số SV thường xuyên đọc sách nhiều hơn số SV không thường xuyên đọc sách nhưng đa số SV thường xuyên đọc sách lại có thời gian đọc trung bình hàng ngày còn ít, và có một lượng đáng kể SV có thời gian đọc trung bình hàng tuần chỉ từ 2 đến 4 giờ. Đa số giảng viên được hỏi thì cho rằng số đông SV chỉ đọc sách khi gần đến ngày thi. Với thực trạng đọc sách như vậy thì KNĐS của SV hình thành ở mức độ nào? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu tiếp.