Kỹ năng thực hiện kế hoạch đọc sách: Bao gồm 3 kỹ năng là kỹ năng đọc biết, kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng đọc hiểu sâu

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng tự học của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 33)

năng đọc biết, kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng đọc hiểu sâu

+ Kỹ năng đọc biết (đọc lướt)

Đọc biết nhằm tìm hiểu sơ bộ nội dung của cuốn sách. Đọc biết để xác định xem cuốn sách đó có cần đọc hay không hoặc định hướng xem cần đọc kỹ phần nào. Đọc biết giúp người đọc sơ bộ nắm được nội dung cuốn sách một cách nhanh chóng.

Những việc cần làm của kỹ năng đọc biết :

* Đọc mục lục để xác định chương nào, mục nào có thể bỏ qua; chương nào, mục nào cần đọc biết.

* Đọc đoạn mở đầu và đoạn kết thúc chương cần đọc biết, sau đó đọc nhanh toàn bộ chương.

* Ghi chép theo hướng trả lời câu hỏi: nội dung quan trọng nhất của từng chương đã đọc là gì?

+ Kỹ năng đọc hiểu

Kỹ năng đọc hiểu cần thực hiện những việc sau đây:

* Áp dụng bước đọc biết trước tiên để xác định chương, mục nào cần đọc hiểu.

* Đọc chậm để hiểu nội dung phần cần đọc. Dừng lại ở những đoạn chưa hiểu và đọc kỹ đoạn đó. Thậm chí đọc đi đọc lại nhiều lần.

* Trong khi đọc, nếu thấy có vấn đề chưa rõ ràng thì tra cứu ở các tài liệu khác để nắm rõ về vấn đề đó hoặc ghi lại để trao đổi với giáo viên và bạn. * Ghi chép những ý quan trọng và cố gắng mô hình hóa, sơ đồ hóa nội dung tri thức.

* Trả lời được các câu hỏi và làm được các bài tập trong sách (nếu có).

+ Kỹ năng đọc hiểu sâu (đọc kỹ)

Nhằm mục đích hiểu thật sâu sắc những gì đọc được. Trên cơ sở hiểu sâu sắc những gì đọc được, có thái độ phê phán đối với nội dung đã đọc đó. Người đọc không những đánh giá, nhận xét những gì đã đọc được mà còn vận dụng những gì mình đọc được để giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống.

Kỹ năng đọc hiểu sâu cần thực hiện những việc sau:

* Thực hiện đọc biết và đọc hiểu trước khi đọc hiểu sâu để xác định chương, mục cần đọc hiểu sâu.

* Trong khi đọc hiểu sâu một chương mục nào đó luôn tự trả lời câu hỏi: ý này, đoạn này có điểm nào mâu thuẫn với các tác giả khác cùng viết về vấn đề đó mà mình đã đọc? Đồng ý với ai? Vì sao? Nếu không đồng ý với ai thì đưa ra quan điểm riêng của bản thân như thế nào?

* Tự tìm ví dụ để minh họa cho những nội dung mình đang đọc.

* Tự trả lời câu hỏi: các khái niệm và lý thuyết đang đọc có liên quan như thế nào đến khái niệm và lý thuyết đã biết.

* Sau khi đọc xong tự xây dựng bảng tóm tắt nội dung đã đọc theo trình tự lôgíc của riêng mình, kèm theo sự so sánh với những tài liệu khác về cùng loại vấn đề và ý kiến bình luận của riêng mình.

* Cố gắng vận dụng những điều đọc được để giải quyết những vấn đề xuất hiện trong học tập và cuộc sống hàng ngày.

* Tranh thủ mọi cơ hội hỏi thầy, hỏi bạn những điều còn băn khoăn, thắc mắc sau khi đã đọc xong tài liệu đó.

* Tranh thủ cơ hội để trình bày với thầy, với bạn những gì mình đã thu hoạch được sau khi đọc xong một tài liệu.

* Thường xuyên tự đánh giá cách đọc sách của bản thân, tự rút kinh nghiệm để tự mình xây dựng cho mình một cách đọc sách khoa học nhất mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân.

-Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc đọc sách

Đây là kỹ năng có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối liên hệ “ngược trong”, những tín hiệu “ngược trong”. Việc kiểm tra, đánh giá kịp thời, khách quan và khoa học sẽ giúp người học thấy đúng được việc đọc sách, báo và tài liệu chuyên môn của bản thân thực sự diễn ra như thế nào, từ đó mà có sự điều chỉnh kịp thời để chất lượng đọc sách ngày càng cao hơn.

Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc đọc sách là phương thức tiến hành các thao tác nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả đọc sách có đạt được các yêu cầu mà người học đã đặt ra ban đầu hay không.

+ Mục đích của việc tự kiểm tra, đánh giá:

Khi tiến hành tự kiểm tra, đánh giá ở SV sẽ hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu đ- ược, SV đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra từ đó đề xuất những quyết định hợp lý để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Như vậy tự kiểm tra, đánh giá giúp cho SV phát hiện ra các sai sót, từ đó kịp thời điều chỉnh việc đọc sách, đảm bảo cho việc đọc sách đạt được kết quả đề ra.

+ Yêu cầu của việc tự kiểm tra, đánh giá:

* Đảm bảo tính khách quan: Tự kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, có như vậy SV mới tự nhận thấy, tự đánh giá đúng mức độ nhận thức và sự cố gắng của bản thân so với yêu cầu đề ra trong quá trình đọc sách. * Đảm bảo tính toàn diện: Việc tự kiểm tra, tự đánh giá việc đọc sách phải được thể hiện trên các mặt: tự kiểm tra, đánh giá qui trình đọc sách; tự kiểm tra, tự đánh giá lượng kiến thức thu được sau khi đọc sách.

+ Cách thức tự kiểm tra, tự đánh giá việc đọc sách:

* Sau khi đọc sách, báo và tài liệu chuyên môn xong tự kiểm tra xem trong quá trình đọc có tuân thủ đúng qui trình (đọc biết - đọc hiểu - đọc hiểu sâu) không?

* Tự kiểm tra xem mình đã thu hoạch được những kiến thức gì sau khi đọc sách (so với mục tiêu đặt ra trong kế hoạch đọc sách).

* Tự kiểm tra, tự rà soát việc thực hiện kế hoạch đọc sách đã đề ra: việc nào đã được thực hiện, việc nào chưa được thực hiện, chất lượng của từng việc đã thực hiện để có những điều chỉnh kịp thời cho lần lập kế hoạch đọc sách tiếp theo.

* Tiến hành tự kiểm tra, đánh giá việc đọc sách của bản thân bằng việc trao đổi kết quả đọc sách với thầy/ cô và bạn bè trong lớp.

1.3.2.2. Kỹ năng thực hành

Kỹ năng thực hành là những phương thức hành động khi thực hành một tri thức nào đó phù hợp với từng điều kiện cụ thể nhằm đạt được mục đích thực hành đã đề ra.

Kỹ năng thực hành cũng bao gồm các kỹ năng thành phần sau: kỹ năng lập kế hoạch thực hành; kỹ năng thực hiện các hình thức thực hành và kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc thực hành.

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng tự học của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)