- Mức độ hình thành kỹ năng lập kế hoạch đọc sách của S
10. Sau khi thực hiện kế hoạch tôi tự kiểm tra lại một cách khách quan xem việc gì đã được thực hiện, việc
cách khách quan xem việc gì đã được thực hiện, việc gì chưa được thực hiện hoặc đang được thực hiện; tự đánh giá xem những việc đã được thực hiện có đạt được yêu cầu đề ra từ đầu không, từ đó giúp mình vạch kế hoạch cho thời gian tới tốt hơn.
2.12 5 1.92 8 2.05 7 2.03 6
Điểm trung bình chung 2.07 2.05 2.13 2.08
Từ kết quả bảng 6 cho thấy: ĐTB của các nội dung lập kế hoạch đọc sách của SV nằm ở mức trung bình (ĐTB = 2.08), chứng tỏ SV chưa thường xuyên tiến hành lập kế hoạch đọc sách và chưa nắm vững một cách đầy đủ cách thức lập kế hoạch đọc sách khoa học.
Khi xem xét từng nội dung của việc lập kế hoạch đọc sách, có thể thấy chỉ có một nội dung được SV xếp ở mức cao, đó là: “Xác định mục đích, yêu
cầu cần đạt được sau khi đọc (chỉ cần đọc biết, đọc hiểu hay cần đọc hiểu sâu) từng tài liệu, sách báo đó” (ĐTB = 2.53). Có 6 trong tổng số 10 nội dung
đưa ra trong việc lập kế hoạch đọc sách được SV chọn ở mức trung bình với ĐTB từ 2.03 đến 2.27. Còn lại 2 nội dung ở mức rất thấp là “Dự kiến thời
gian sẽ trao đổi với thầy và bạn khi gặp vấn đề không hiểu trong khi đọc, vì nếu còn chưa hiểu được vấn đề này thì không đọc tiếp được tài liệu” (ĐTB =
1.79) và “Dự kiến cơ hội trình bày với thầy và bạn những điều mình đã thu
hoạch được trong khi đọc để tranh thủ sự chỉ bảo của họ nhằm chính xác hóa và mở rộng sự hiểu biết của bản thân xung quanh vấn đề đã đọc” (ĐTB =
1.72). Để có cái nhìn rõ hơn về mức độ thực hiện các nội dung lập kế hoạch đọc sách, chúng ta hãy nhìn biểu đồ 1.
Biểu đồ 1: Mức độ thực hiện các nội dung lập kế hoạch đọc sách của SV 17.4 24.9 5.4 13.7 28.3 15.1 31.3 36.7 21.3 61.7 36.1 47.9 56.6 43.3 53.9 20.9 29.3 58.5 39.6 29.7 26.2 41.6 10 8.6 24.8 12.5 45.8 45.5 54.7 0% 50% 100% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao gio
Nhìn từ biểu đồ, chúng ta thấy sở dĩ nội dung “Xác định mục đích, yêu
cầu cần đạt được sau khi đọc (chỉ cần đọc biết, đọc hiểu hay cần đọc hiểu sâu) từng tài liệu, sách báo đó” có ĐTB cao nhất vì nội dung này có nhiều SV thường xuyên thực hiện (58,5%). Đối với các nội dung khác, tỉ lệ SV thường xuyên thực hiện chiếm phần nhỏ, đa số SV không bao giờ và thỉnh thoảng thực hiện các nội dung này. Cụ thể, chỉ có 20.9%SV thường xuyên “liệt kê tất cả những sách, báo, tài liệu chuyên môn cần phải đọc xong trong
một khoảng thời gian nhất định”- là nội dung không thể thiếu của việc lập kế
hoạch đọc sách nhưng có tới 79.1% SV thỉnh thoảng và không bao giờ thực hiện. Hay chỉ có 29.3%SV thường xuyên phân loại mức độ khó khăn và mức độ quan trọng của từng loại sách, báo, tài liệu. Đây là nội dung mang tính bắt buộc của việc lập kế hoạch đọc sách vì chỉ khi tiến hành phân loại mức độ khó khăn và mức độ quan trọng của từng loại sách thì mới có thể xác định thời gian dành riêng cho việc đọc sách và phân phối thời gian cho việc đọc từng cuốn sách một cách hợp lý, nhưng tỉ lệ SV thỉnh thoảng và không bao giờ thực hiện nội dung này là 70.7%. Khi lập kế hoạch đọc sách, nhiều SV không chú ý đến vấn đề thời gian đọc sách, do đó chúng ta thấy có tới
70.3%SV không thường xuyên tiến hành “xác định thời gian dành riêng cho
việc đọc sách, phân phối thời gian theo hướng ưu tiên cho tài liệu có mức độ khó khăn và quan trọng”. Trong khi lập kế hoạch đọc sách, nếu không xác
định rõ quĩ thời gian dành riêng để đọc sách mà đọc theo kiểu “lúc rỗi thì đọc” thì SV khó có thể đọc hết được khối lượng sách chuyên ngành cần đọc, dẫn đến việc đọc sách không có hiệu quả. Hơn nữa, khi lập kế hoạch mà SV không chú ý đến việc phân phối thời gian hợp lý cho từng cuốn sách sẽ dẫn đến chỗ: có những cuốn sách có nội dung khó, để hiểu được nó đòi hỏi SV phải dành nhiều thời gian để đọc hoặc có cuốn sách rất quan trọng đòi hỏi SV phải đọc để lĩnh hội nội dung một cách sâu sắc thì SV lại chỉ dành ra ít thời gian để đọc.
Đặc biệt, chúng ta thấy có những nội dung mà tỉ lệ SV thường xuyên thực hiện rất thấp, chẳng hạn “Dự kiến cơ hội trình bày với thầy và bạn những
điều mình đã thu hoạch được trong khi đọc để tranh thủ sự chỉ bảo của họ nhằm chính xác hóa và mở rộng sự hiểu biết của bản thân xung quanh vấn đề đã đọc”(8.6%). Tỉ lệ rất ít SV thường xuyên tiến hành nội dung này cho thấy
phần đông SV không nhận thức được tầm quan trọng của việc trao đổi với thầy/ cô và bạn những gì mình đọc được.
Đánh giá về mức độ hình thành kỹ năng lập kế hoạch đọc sách đối với từng SV theo thang điểm nhƣ đã quy ƣớc ở chƣơng II chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 7: Mức độ hình thành kỹ năng lập kế hoạch đọc sách của SV (%).
T