Khái niệm kỹ năng tự học.

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng tự học của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 28)

Để đảm bảo kết quả của hoạt động học, SV phải nắm được cách thức tiến hành các hành động học, phảI thực thi các cách thức đó trong lúc học nhằm đạt được những mục đích tương ứng. Nói cách khác, SV phải có KNTH tương ứng.

Từ cách hiểu về khái niệm kỹ năng và khái niệm tự học như trên, theo chúng tôi : KNTH là phương thức tiến hành tự học phù hợp với mục đích và điều kiện tự học nhằm giải quyết có kết quả các nhiệm vụ học tập.

KNTH có liên hệ chặt chẽ với mục đích học tập. Nó là yếu tố mang tính mục đích, luôn hướng tới mục đích của hành động tự học và có ý nghĩa quyết định đến kết quả tự học.

KNTH của SV rất đa dạng và đan xen lẫn nhau, do đó sự phân định trong nghiên cứu chỉ là tương đối. Dựa vào đặc điểm tự học của SV và các giai đọan tiến hành giảI quyết một vấn đề tự học nào đó đặt ra, người ta chia hệ thống KNTH thành 3 nhóm: nhóm kỹ năng định hướng, nhóm kỹ năng thực hiện tự học và nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc tự học.

- Nhóm kỹ năng định hướng bao gồm: kỹ năng tiếp nhận và phát hiện

vấn đề tự học, kỹ năng lập kế họach tự học.

Khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà SV cần tiếp nhận là vô cùng phong phú, do đó, SV phải biết lựa chọn những vấn đề tự học, điều này cũng có nghĩa là SV phải có kỹ năng tiếp nhận và phát hiện vấn đề tự học. Muốn

phát hiện được vấn đề cần phảI được làm rõ, cần mở rộng và cần khắc sâu thì SV phải xác lập mối liên hệ giữa vốn kiến thức đã có với kiến thức mới, giữa những kiến thức đã nắm được với những kiến thức cần phảI tìm hiểu, giữa kiến thức trọng tâm cơ bản với kiến thức nâng cao… Hay nói cách khác, người học phải đặt ra và trả lời được câu hỏi: “ Vấn đề cần học là gì? Nó liên quan đến những kiến thức nào đã học?...” Vấn đề tự học có thể là một câu hỏi hoặc một bài tập đặt ra mà SV phải giải quyết và khi vấn đề này được giải quyết sẽ giúp họ mở rộng và hiểu sâu hơn một lĩnh vực tri thức nào đó. Khi đã xác định được vấn đề tự học tức là SV đã biết lựa chọn nội dung tự học.

Khi đã tiếp nhận và phát hiện được các vấn đề tự học, muốn giải quyết được nó thì SV phải có kỹ năng lập kế hoạch để thực hiện việc tự học. Kỹ năng lập kế hoạch tự học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng tự học của SV. Nếu không biết lập kế hoạch tự học mà học một cách tùy tiện thì việc tự học sẽ không đạt hiệu quả cao và lãng phí thời gian.

- Nhóm kỹ năng thực hiện tự học.

Nhóm này bao gồm các kỹ năng tiến hành các hành động tự học nhằm đảm bảo cho việc hòan thành kế hoạch tự học đã đề ra, đó là: KNĐS, kỹ năng thực hành, kỹ năng nghiên cứu khoa học… Mỗi kỹ năng này có một vai trò nhất định trong việc giải quyết các vấn đề nhận thức đặt ra. Tùy vào các nhiệm vụ nhận thức mà người học sử dụng các kỹ năng đó ở mức độ khác nhau. Song để tự học đạt kết quả cao, SV cần phải trang bị cho bản thân các KNTH nói trên.

- Nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá: Nhóm kỹ năng này giúp SV phát hiện ra những hạn chế, những khiếm khuyết của bản thân khi tiến hành giải quyết các nhiệm vụ tự học, từ đó kịp thời điều chỉnh để việc tự học đạt được kết quả cao.

Như đã đề cập ở trên, trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu KNĐS và kỹ năng thực hành tri thức.

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng tự học của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)