- Mức độ hình thành kỹ năng lập kế hoạch đọc sách của S
6. Tôi tự điều chỉnh để việc đọc sách diễn ra
3.1.1.5. Thực trạng mức độ hình thành KNĐS của SV.
Như vậy qua việc tìm hiểu thực trạng hình thành 3 kỹ năng thành phần của KNĐS có thể rút ra nhận xét rằng: mức độ hình thành từng nhóm kỹ năng thành phần chưa đạt tới mức độ cao mà chỉ dừng lại ở mức trung bình đó là kỹ năng lập kế hoạch đọc sách (ĐTB = 2.08) và kỹ năng thực hiện kế hoạch đọc sách (ĐTB = 2.23), còn kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc đọc sách đạt ở mức thấp (ĐTB = 1.90).
Tổng hợp điểm trung bình của 3 kỹ năng thành phần (kỹ năng lập kế hoạch đọc sách; kỹ năng thực hiện kế hoạch đọc sách; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc đọc sách) này cho chúng ta kết quả về về mức độ hình thành KNĐS của SV như sau:
Bảng 13: Mức độ hình thành KNĐS của SV (%). T T Các mức độ SV các năm Khoa Học lực Tổng hợp chung
Năm 1 Năm 2 Năm 3 TLH QL TB Khá -
Giỏi 1 Rất thấp 1.0 4.2 0.0 1.9 1.4 3.7 0.0 1.6 2 Thấp 40.8 47.9 38.3 44.3 40.3 47.6 37.6 42.0 3 Trung bình 54.1 40.8 51.9 44.3 53.5 42.7 53.4 49.6 4 Cao 4.1 7.0 9.9 9.4 4.9 6.1 9.0 6.8 Kết quả kiểm định Chi-Square (P) 0.161 0.356 0.050
Kết quả trên cho thấy:
- Chỉ có 6.8 % số SV có mức độ hình thành KNĐS ở mức cao: SV biết cách đọc sách một cách khoa học (biết cách thức lập kế hoạch đọc sách, biết
thực hiện theo đúng kế hoạch đọc sách đó và biết cách thức tự kiểm tra, đánh giá việc đọc sách của bản thân), đồng thời thường xuyên vận dụng cách đọc sách này trong quá trình học tập của mình.
- Tiếp đến là mức trung bình có 49.6% SV đạt mức này: những SV này chưa thực sự nắm vững cách thức đọc sách một cách khoa học, vận dụng cách đọc sách này còn chưa đều đặn, thường xuyên.
- Có 42.0% SV có KNĐS hình thành ở mức độ thấp: chỉ nắm được một số nội dung của cách thức đọc sách khoa học.
- Có 1.6% SV ở mức độ rất thấp: ở mức độ này, SV không biết cách đọc sách theo đúng qui trình khoa học, mà tiến hành đọc sách một cách tùy tiện.
Kết quả này cũng không chênh lệch đáng kể với kết quả thu thập ý kiến của 32 giảng viên về mức độ hình thành KNĐS của SV. Theo kết quả đánh giá của giảng viên về mức độ hình thành KNĐS của SV thì 63,1% giảng viên cho rằng số đông SV không biết cách đọc sách một cách khoa học, có 56,3% giảng viên cho rằng chỉ số ít SV biết cách đọc sách một cách khoa học, nhưng không vận dụng cách đọc sách này vào thực tế, có tới 78,1 % giảng viên đồng ý rằng chỉ có số ít SV biết cách đọc sách một cách khoa học và đã áp dụng đạt kết quả tốt.
So sánh kết quả nghiên cứu với kết quả tự đánh giá mức độ hình thành KNĐS của SV qua câu hỏi: “Bạn tự đánh giá KNĐS của bản thân hiện nay như thế nào” cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể giữa kết quả nghiên cứu ở bảng 13 và kết quả tự đánh giá của SV về mức độ hình thành KNĐS của bản thân họ. Cụ thể là: chỉ có 6.1% SV tự nhận mình ở mức tốt; trong khi đa số SV tự nhận mình ở mức bình thường, còn lại có 14.8% SV tự xếp mình ở mức kém. Điều đó được thể hiện ở bảng dưới đây:
TT Các mức độ tự đánh giá
SV các năm (%) Tổng hợp
chung (%)
Năm 1 Năm 2 Năm 3
1 Tốt 5.1 5.6 8.3 6.1
2 Bình thường 75.1 80.4 83.3 79.1
3 Kém 19.8 14.0 8.3 14.8
Chúng tôi đặt câu hỏi: Vì sao bạn tự đánh giá mức độ hình thành KNĐS của bản thân như vậy? Một SV khoa QL năm thứ hai tự đánh giá mình có mức độ hình thành KNĐS ở mức tốt cho biết: “Tôi đọc nhanh, nắm bắt
được ý chính tốt, biết triển khai theo ý hiểu của bản thân và biết rút ra điều gì hay, điều gì không hay”.
Một SV khác của khoa TLH năm thứ nhất tự đánh giá KNĐS ở mức bình thường cho hay: “Sở dĩ tôi tự nhận ở mức bình thường vì tôi thấy mình
chưa biết cách khái quát thông tin một cách khoa học mà mang tính vụn vặt, nhỏ lẻ. Đọc nhưng lĩnh hội chưa hết, nhiều khi còn lờ mờ”.
Một SV khoa QL tự xếp mình ở mức kém giải thích vì sao lại tự đánh giá như vậy: “Tôi không biết cách chọn lọc những vấn đề cơ bản của chương
sách, lĩnh hội được rất ít thông tin sau khi đọc”.
140.8 40.8 54.1 4.1 4.2 47.9 40.8 7 0 38.3 51.9 9.9 1.6 42 49.6 6.8 0 10 20 30 40 50 60
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng hợp chung
Rất thấp Thấp Trung bình Cao
So sánh mức độ hình thành KNĐS giữa SV các năm
Kết quả kiểm định tương quan về mức độ hình thành KNĐS giữa SV các năm cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa ( p > 0.05). Tuy nhiên mức độ hình thành KNĐS của SV có khuynh hướng năm sau cao hơn năm trước (xem bảng 13).
Tỉ lệ SV có mức độ hình thành KNĐS ở mức cao tăng dần theo hướng năm sau hơn năm trước: năm thứ ba (9.9%), năm thứ hai (7.0%), năm thứ nhất (4.1%). Ngược lại, tỉ lệ SV năm thứ ba có mức độ hình thành KNĐS ở mức thấp cũng ít hơn so với năm thứ hai và năm thứ nhất: năm thứ ba là 38.3%, trong khi năm thứ hai là 47.9% và năm thứ nhất là 40.8%. Không có SV năm thứ ba nào có KNĐS hình thành ở mức độ rất thấp.
Xem xét kết quả nghiên cứu, chúng ta thấy sự phát triển KNĐS ở năm thứ hai là không đều. Do hạn chế về mặt thời gian nên chúng tôi không thể tiến hành nghiên cứu tiếp để tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Chúng tôi cho rằng cần phải có một công trình khác nghiên cứu về vấn đề này một cách tỉ mỉ mới có thể giảI thích rõ được nguyên nhân.
So sánh mức độ hình thành KNĐS giữa SV khoa TLH và SV khoa QL.
Kết quả kiểm định cho thấy không có bằng chứng nào chứng tỏ rằng có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ hình thành KNĐS giữa SV khoa TLH và khoa QL (p > 0.05). Tuy nhiên, nhìn vào các số liệu mô tả ở bảng 13 cho thấy tỉ lệ SV khoa TLH có KNĐS hình thành ở mức độ cao nhiều hơn so với SV khoa QL.
So sánh mức độ hình thành KNĐS giữa nhóm SV có học lực khá- giỏi và nhóm SV có học lực trung bình.
Chúng tôi tiến hành kiểm định tương quan giữa hai nhóm SV có học lực khác nhau cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0.05), trong đó những SV có học lực khá- giỏi thì mức độ hình thành KNĐS cao hơn những SV có học lực trung bình, thể hiện ở những điểm sau:
- Có 9.0 % SV ở nhóm học lực khá- giỏi có kỹ năng đọc sách ở mức cao, trong khi chỉ có 6.1% SV ở nhóm học lực trung bình đạt ở mức này.
- Có 53.4% SV ở nhóm học lực khá- giỏi có kỹ năng đọc sách ở mức trung bình, ở nhóm học lực trung bình là 42.7%.
- Chỉ có 37.6% SV khá- giỏi ở mức thấp, trong khi có 47.6% SV trung bình ở mức thấp.
- Đặc biệt là không có SV nào ở nhóm học lực khá - giỏi có KNĐS ở mức độ rất thấp, trong khi có 3.7% ở nhóm trung bình có kỹ năng này ở mức độ rất thấp.
Mặc dầu, tỉ lệ SV ở nhóm học lực khá - giỏi có KNĐS hình thành ở mức độ cao nhiều hơn so với SV ở nhóm học lực trung bình song chúng ta thấy rằng:
Trong tổng số SV được nghiên cứu có 11.8% SV có học lực giỏi, có 42.8% SV có học lực khá. Như vậy, tỉ lệ SV có học lực khá - giỏi chiếm
54.6%. Song trong số những SV có học lực khá - giỏi này chỉ có 9.0% có KNĐS hình thành ở mức độ cao. Từ kết quả này đặt ra câu hỏi là: cách kiểm tra, thi cử và đánh giá kết quả học tập của SV ở trường ta hiện nay như thế nào? Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số SV về vấn đề này thì được biết: Cách thức ra đề kiểm tra và thi của SV vẫn theo hướng nặng về kiểm tra trí nhớ những điều đã được giảng viên thông báo trước, do đó, SV không cần phải đọc nhiều sách và tài liệu chuyên môn mà SV chỉ cần học thuộc những tri thức đã được “khoanh vùng” trước là đạt điểm cao. Rõ ràng chúng ta thấy cách kiểm tra, thi cử như trên không khuyến khích SV tích cực đọc sách. Vì vậy, chỉ một số ít SV học lực khá - giỏi có KNĐS hình thành ở mức độ cao cũng là điều dễ hiểu.
Thực tế này lí giải vì sao khi tiến hành thu thập ý kiến của 32 giảng viên về vấn đề “để có thể hình thành và rèn luyện cho SV kỹ năng đọc sách có
hiệu quả thì về phía nhà trường/ khoa/ bộ môn cần phải làm gì?”, kết quả cho
thấy có tới 96,9% giảng viên được hỏi cho rằng để có thể hình thành và rèn luyện cho SV kỹ năng đọc sách có hiệu quả thì về phía nhà trường/ khoa/ bộ môn cần phải đổi mới cách thức ra đề kiểm tra và thi của SV theo hướng không nặng về kiểm tra trí nhớ những điều đã được giảng viên thông báo trước mà nặng về kiểm tra năng lực khái quát hóa, tổng hợp hóa những tri thức SV đã đọc được trong những tài liệu giảng viên yêu cầu phải đọc.
So sánh mức độ hình thành KNĐS giữa SV lớp thường và SV lớp chất lượng cao thuộc Khoa QL.
Kết quả so sánh tương quan giữa SV lớp thường và lớp chất lượng cao cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ hình thành KNĐS (p>0.05). Tuy vậy, kết quả ở bảng 15 cho thấy nhóm SV lớp chất lượng cao có khuynh hướng hình thành KNĐS cao hơn so với nhóm SV lớp thường. Cụ thể có 8.7 % SV lớp chất lượng cao có KNĐS hình thành ở mức độ cao, trong
khi ở lớp thường là 6.2%; có 52.2% SV lớp chất lượng cao có kỹ năng này hình thành ở mức trung bình, trong khi ở lớp thường là 48.7%; chỉ có 39.1% SV lớp chất lượng cao có KNĐS hình thành ở mức thấp và rất thấp, trong khi ở lớp thường là 45.2 %.
Bảng 15: Kết quả kiểm định tương quan giữa SV lớp thường và SV lớp chất lượng cao về KNĐS. T T Các mức độ hình thành KNĐS Lớp thƣờng Lớp chất lƣợng cao 1 Rất thấp 2.7 0.0 2 Thấp 42.5 39.1 3 Trung bình 48.7 52.2 4 Cao 6.2 8.7
Kết quả kiểm định Chi-Square: P = 0.828
Tóm lại, SV có mức độ hình thành KNĐS ở mức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất 49.6%), nghĩa là những SV này còn chưa nắm vững và thường xuyên thực hiện một cách đầy đủ các nội dung của lập kế hoạch đọc sách một cách khoa học, các cách đọc sách cũng như cách thức tự kiểm tra, đánh giá việc đọc sách; tiếp theo có 42.% SV có kỹ năng này hình thành ở mức độ thấp; tỉ lệ SV có kỹ năng này hình thành ở mức độ cao chiếm tỉ lệ rất ít, chỉ có 6.8% SV. KNĐS là một trong những KNTH cơ bản quyết định kết quả tự học của SV , do đó mức độ hình thành KNĐS chưa cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đọc sách nói riêng cũng như chất lượng tự học nói chung, đồng thời SV khó mà hình thành được năng lực tự học suốt đời. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa SV các năm về mức độ hình thành từng kỹ năng thành phần nói riêng và KNĐS nói chung nhưng nhìn chung SV năm sau có mức độ hình thành KNĐS theo khuynh hướng năm sau cao hơn năm trước.