Quan niệm của SV về việc lập kế hoạch đọc sách

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng tự học của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 61)

Để tìm hiểu xem SV quan niệm như thế nào về việc lập kế hoạch đọc sách, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “ Xin bạn vui lòng cho biết mức độ đồng tình

của bạn đối với những quan niệm về việc xây dựng kế hoạch đọc sách, tài liệu chuyên môn dưới đây?”. Chúng tôi liệt kê sẵn 7 quan niệm khác nhau và yêu

cầu SV cho biết mức độ đồng tình của họ đối với từng quan điểm đó. Nếu SV có quan niệm về việc lập kế hoạch đọc sách khác với các quan niệm mà chúng tôi đã nêu có thể viết thêm vào phần để trống. Kết quả trả lời của SV được chúng tôi khái quát ở bảng sau:

Bảng 5: Quan niệm của SV về việc xây dựng kế hoạch đọc sách

Các quan niệm khác nhau SV các năm ĐTB chung Năm 1 Năm 2 Năm 3

1. Quĩ thời gian dành riêng cho việc đọc thường rất hạn hẹp, đòi hỏi mỗi SV phải lập kế hoạch đọc một cách chi hẹp, đòi hỏi mỗi SV phải lập kế hoạch đọc một cách chi tiết. Nếu không làm như vậy thì không thể thực hiện được công việc đọc sách, báo và tài liệu chuyên môn.

2.56 2.50 2.50 2.53

2.Chỉ đến khi gần kiểm tra, thi cử tôi mới đọc sách và tài liệu chuyên môn, cho nên tôi không lập kế hoạch đọc sách hàng ngày, hàng tuần.

1.62 1.65 1.66 1.64 3. Giảng viên yêu cầu đọc tài liệu nào thì đọc tài liệu đó, 3. Giảng viên yêu cầu đọc tài liệu nào thì đọc tài liệu đó,

không cần phải lập kế hoạch đọc, vì như vậy là cầu kỳ và quan trọng hóa vấn đề.

1.65 1.61 1.48 1.59 4. Kế hoạch đọc sách chỉ cần liệt kê đầy đủ những sách báo 4. Kế hoạch đọc sách chỉ cần liệt kê đầy đủ những sách báo

và tài liệu giảng viên yêu cầu đọc, còn đọc vào ngày nào đối với tài liệu gì thì tùy thời gian có được trong từng ngày mà “liệu cơm gắp mắm”.

1.98 2.11 2.14 2.06

5. Tôi thấy không cần đọc sách và tài liệu chuyên môn mà chỉ cần ghi chép cẩn thận những gì giảng viên nói và gần chỉ cần ghi chép cẩn thận những gì giảng viên nói và gần đến khi thi hay kiểm tra tôi học thuộc là sẽ đạt điểm cao. Vì vậy, tôi không bao giờ lập kế hoạch đọc sách.

1.32 1.31 1.26 1.30

6. Kế hoạch đọc sách chỉ cần có 2 mục: mục thứ nhất liệt kê những tên sách báo và tài liệu mà giảng viên yêu cầu; kê những tên sách báo và tài liệu mà giảng viên yêu cầu; mục thứ hai là ngày đọc từng tài liệu.

1.81 1.86 1.75 1.81

7. Tôi thấy sách báo và tài liệu chuyên môn rất khó hiểu, khô khan, rất dễ gây ức chế nên tôi thường bỏ dở mỗi khi khô khan, rất dễ gây ức chế nên tôi thường bỏ dở mỗi khi đọc. Do đó, không cần phải lập kế hoạch đọc sách.

1.61 1.62 1.61 1.61

Trong 7 quan niệm về việc lập kế hoạch đọc sách mà chúng tôi nêu ra ở trên thì quan niệm đúng về việc lập kế hoạch đọc sách được SV xác định ở mức cao nhất (ĐTB = 2.53), đó là “Quĩ thời gian dành riêng cho việc đọc

Nếu không làm như vậy thì không thể thực hiện được công việc đọc sách, báo và tài liệu chuyên môn”. Còn các quan niệm phiến diện về việc lập kế hoạch

đọc sách được SV xác định ở mức rất thấp. Trong đó, quan niệm “Tôi thấy

không cần đọc sách và tài liệu chuyên môn mà chỉ cần ghi chép cẩn thận những gì giảng viên nói và gần đến khi thi hay kiểm tra tôi học thuộc là sẽ đạt điểm cao” được SV lựa chọn ở mức rất thấp nhất (ĐTB =1.30), tiếp theo “Giảng viên yêu cầu đọc tài liệu nào thì đọc tài liệu đó, không cần phải lập kế

hoạch đọc, vì như vậy là cầu kỳ và quan trọng hóa vấn đề”( ĐTB =1.59).,

“Tôi thấy sách báo và tài liệu chuyên môn rất khó hiểu, khô khan, rất dễ gây

ức chế nên tôi thường bỏ dở mỗi khi đọc. Do đó, không cần phải lập kế hoạch đọc sách”( ĐTB = 1.61). Điều này chứng tỏ nhiều SV đã có quan niệm đúng

về việc lập kế hoạch đọc sách, họ hiểu được rằng với khối lượng sách chuyên môn mà họ cần phải đọc là rất nhiều, nếu không lập kế hoạch đọc sách một cách chi tiết, tỉ mỉ thì khó có thể đọc hết được số sách đó.

Tuy nhiên có một số lượng đáng kể SV (27.2%) rất đồng tình với quan niệm cho rằng: “Kế hoạch đọc sách chỉ cần liệt kê đầy đủ những sách báo và

tài liệu giảng viên yêu cầu đọc, còn đọc vào ngày nào đối với tài liệu gì thì tùy thời gian có được trong từng ngày mà “liệu cơm gắp mắm” (ĐTB = 2.06).

Điều này cho thấy một số SV còn có quan niệm chưa đầy đủ về việc lập kế hoạch đọc sách. Khi thực hiện lập kế hoạch đọc sách nếu chỉ dừng lại ở việc liệt kê các loại sách mà giảng viên yêu cầu đọc thì đây không phải là việc lập kế hoạch theo đúng qui trình khoa học.

Thu thập ý kiến của các giảng viên lại cho kết quả ngược lại. 73.3% ý kiến giảng viên cho rằng số đông SV quan niệm rằng: “giáo viên yêu cầu đọc tài liệu nào thì chỉ đọc tài liệu đó, không cần phải lập kế hoạch đọc sách, như vậy là cầu kỳ và không cần thiết”; 62.1% giảng viên có ý kiến cho rằng phần lớn SV chỉ đến khi gần kiểm tra, thi cử mới đọc sách và tài liệu chuyên môn, cho nên họ không lập kế hoạch đọc sách hàng ngày, hàng tuần. Đa số các giảng viên (69.1%) cho biết chỉ có số ít SV nhận thức được rằng nhất thiết phải lập kế hoạch đọc sách thì mới tận dụng được thời gian cho việc đọc sách, tài liệu tham khảo bắt buộc. Như vậy, ở đây có sự khác biệt giữa ý kiến của SV và giảng viên về việc SV có quan niệm như thế nào về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch đọc sách. Giải thích lí do của sự khác biệt

này, chúng tôi cho rằng: phải chăng trên thực tế, qua các buổi lên lớp, giảng viên đã nhiều lần thấy SV không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ đọc sách mà mình đã giao. Do đó, đa số giảng viên có đánh giá là phần lớn SV chưa nhận thức được tính cần thiết của việc lập kế hoạch đọc sách.

Một phần của tài liệu Một số kỹ năng tự học của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)