- Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc thực hành.
2.1.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏ
Tận dụng ưu thế của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là trong một thời gian ngắn có thể thu được một lượng thông tin lớn, trên một diện rộng. Do vậy, chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích khảo sát mức độ hình thành một số KNTH của SV và chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó, đồng thời cũng tìm hiểu những kiến nghị, đề xuất của SV và giảng viên đối với việc rèn luyện KNTH của SV.
Về quy trình thiết kế bảng câu hỏi:
Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, đồng thời tiến hành tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài, chúng tôi đã đưa ra được bảng câu hỏi điều tra.
Bảng hỏi dành cho SV gồm 18 câu, chia thành hai loại câu hỏi được sắp xếp xen kẽ nhau bao gồm: câu hỏi đóng có liệt kê sẵn các phương án trả lời để SV lựa chọn và các câu hỏi mở để có thể tự do trả lời theo quan điểm của mình. Cụ thể gồm các câu sau:
+ Câu 1, 2: Nhằm tìm hiểu mức độ thường xuyên đọc sách; thời gian đọc sách; động cơ đọc sách và thực hành tri thức của SV.
+ Câu 4, 5, 6, 7, 8: Tìm hiểu mức độ hình thành kỹ năng lập kế hoạch đọc sách; kỹ năng thực hiện và kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc đọc sách của SV.
+ Câu 11, 12, 13: Nhằm tìm hiểu mức độ hình thành kỹ năng lập kế hoạch thực hành; kỹ năng thực hiện các hình thức thực hành và kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá việc thực hành của SV.
+ Câu 3, 15: Dùng để tìm hiểu tự đánh giá của SV về mức độ hình thành KNĐS và kỹ năng thực hành tri thức của họ
+ Câu 9: Nhằm tìm hiểu mức độ hứng thú đối với các phương pháp giảng dạy của giảng viên.
+ Câu 14, 16: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành tri thức và KNĐS của SV.
+ Câu 10, 17: Tìm hiểu nguyện vọng và kiến nghị của SV đối với việc nâng cao KNĐS, kỹ năng thực hành của họ.
+ Câu 18: Tìm hiểu các thông tin cá nhân của SV.
- Bảng hỏi của giảng viên gồm 14 câu: (xem phụ lục 02)