FDI trên thế giới chủ yếu là vốn của các tập đoàn đa quốc gia (TNCs); hoạt động của các công ty này có tác động quan trọng đối với những nước tiếp nhận vốn FDI. Do đó việc thu hút các TNCs được khuyến khích cả hai hướng: Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các Trung tâm nghiên cứu, phát triển, vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.
Thực hiện việc thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích
đất, kể cả đất Khu Công nghiệp. Tiến hành rà soát các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn cả nước để có hướng xử lý đối với từng loại dự án.
Về quan điểm lựa chọn đối tác nước ngoài, thành phố vẫn tích cực thực hiện nguyên tắc đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế để tận dụng lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong từng dự án cụ thể. Từ đó lựa chọn được chủ đầu tư thực sự có năng lực tài chính, uy tín kinh doanh, tiềm lực kỹ thuật- công nghệ hiện đại. Đa phương hoá sẽ tránh được sự phụ thuộc vào một luồng vốn từ một trung tâm, tránh được rủi ro và tạo sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư.
Các đề xuất trên đây đều xuất phát từ những tồn tại trong thực trạng xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, các yêu cầu khách quan của hoạt động xúc tiến đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI mạnh mẽ ở phạm vi quốc tế và trên cơ sở định hướng, quan điểm chung của Nhà nước nhằm cải thiện, nâng cấp hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư trong tương lai.