Nguồn nhân lực và công nghệ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 69)

Lao động của Việt Nam làm việc trong các dự án FDI phần đông là lao động trẻ, có khả năng thích ứng nhanh với yêu cầu công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng hạn chế lớn về thể lực, kinh nghiệm và tay nghề. Một số lao động phổ thông đến từ nông thôn nên chưa quen tác phong kỷ luật và sự hiểu biết pháp luật của người lao động còn hạn chế. Nhiều người lao động trẻ tuổi thường không quen chấp nhận nội quy lao động khắt khe nên hay nảy sinh tâm lý phản kháng, là mầm mống của những phản ứng lao động tập thể, chưa nắm vững các chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của mình nên việc tiến hành ký hợp đồng còn mang tính hình thức, bị thiệt thòi, bị áp đặt dẫn đến mâu thuẫn phát sinh tranh chấp.

- Ngoài ra, sự hạn chế về ngoại ngữ nên có những bất đồng ngôn ngữ dẫn đến mâu thuẫn. Bên cạnh đó có những doanh nghiệp, công xưởng đã vi phạm các qui định về điều kiện làm việc, điều kiện lao động, tiêu chuẩn và quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

- Mặt bằng tiền lương của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn thấp, đứng gần chót bảng (trừ Lào, Campuchia). Đối với doanh nghiệp FDI, mức lương thấp nhất hiện nay khoảng 60-80USD/tháng. Để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động thì rất cần sự điều chỉnh tiền lương cho phù hợp trong tình hình mới.

- Mặc dù đã giải quyết được công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, song chính sách lao động còn những hạn chế. Mục tiêu nâng cao tay nghề cho công

nhân, nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ chưa được đầu tư đúng mực. Tổ chức đào tạo nghiệp vụ qua trường lớp, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận với công nghệ hiện đại… đòi hỏi chi phí cao từ các doanh nhiệp nên không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng.

- Phải đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010 và tăng dần qua các năm tiếp theo. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.

- Nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệu quả vốn FDI. Bởi con người có khả năng hợp tác kinh doanh cao, trình độ lao động phù hợp với yêu cầu, năng lực quản lý cao thì chắc chắn sẽ tạo ra năng suất cao. Vì vậy, Việt Nam phải tích cực nâng cao trình độ dân trí của người lao động để không chỉ nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến mà còn nâng cao kỹ thuật quản lý kinh tế.

Thành phố cần có kế hoạch lâu dài trong tổ chức đào tạo chính quy cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài, cán bộ quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ luật pháp, ngoại ngữ, kinh nghiệm cần thiết thì thành phố mới có thể từng bước cạnh tranh bình đẳng với nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)