Trong lĩnh vực xã hội, văn hóa

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 54)

Về mặt xã hội, tác động tích cực nhất của nguồn vốn FDI là đem lại khả năng mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng những doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mới, góp phần làm cho tổng sản phẩm xã hội của cả đất nước tăng lên và cho phép giải quyết được tình trạng thất nghiệp của người lao động. Thông qua FDI, đội ngũ lao động được thu hút vào làm việc có thu nhập cao hơn với các khu vực khác, giảm thiểu nỗi lo trật tự xã hội và các gánh nặng khác do vấn nạn thất nghiệp gây ra. Hơn nữa, đội ngũ công nhân lại từng bước được nâng cao tay nghề, đội ngũ cán bộ quản lý được nâng cao kiến thức, kinh nghiệm quản lý.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có trên 4% tổng lao động toàn Thành phố được giải quyết việc làm ổn định tại các doanh nghiệp FDI.

FDI Nhật Bản đã tạo việc làm cho hàng ngàn động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp khác như xây dựng, cung ứng dịch vụ… Nằm trong chiến lược tăng cường mạng lưới sản xuất ở Châu Á, các công ty Nhật Bản đã đẩy mạnh phân công lao động và chuyển giao công nghệ-một trong những vai trò quan trọng của FDI là mang lại cho nước nhận đầu tư nguồn nhân lực kinh doanh, quản lý và chuyển giao công nghệ, giúp nước nhận đầu tư tiếp thu được trình độ khoa học kỹ thuật cũng như cách thức quản lý kinh doanh của người Nhật.

Triển vọng hợp tác đầu tư với Nhật bản mở rộng trong tương lai được xem là đòn bẩy nâng cao chất lượng học tập, đào tạo của học viên, của đội ngũ lao động, với tham vọng có một việc làm có nhiều đãi ngộ trong một doanh nghiệp Nhật Bản – một trong những quốc gia tiềm lực mạnh nhất thế giới. Song song với đó, một đội ngũ quản trị doanh nghiệp người Việt hình thành từ việc làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài, đã đem những kỹ năng quản trị mới tiên tiến toả ra khu vực doanh nghiệp nội địa.

Giao lưu chính trị, giao lưu kinh tế tất sẽ có những giao lưu về văn hóa và có tác động đến lĩnh vực văn hóa, xã hội của thành phố Hồ Chí Minh. Các nhà hàng Nhật Bản được mọc lên, con người Nhật Bản được xuất hiện thường xuyên trong chương trình truyền hình, báo chí, trung tâm sinh hoạt văn hóa. Tiếng Nhật đã được dạy thử nghiệm ở một số trường.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)