Chính sách nhằm thu hút FDI của Thành phố

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 33)

Kể từ khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và bắt đầu xúc tiến đầu tư nước ngoài thì giai đọan 1986-1990 là giai đoạn kinh tế cũng như chính trị, phải trải qua nhiều khó khăn với sự phát triển tích cực lẫn hạn chế đan xen của Thành phố. Vì trong thời gian đầu đổi mới có hàng loạt các chương trình cải cách, nhiều văn bản luật ra đời, kinh nghiệm quản lý của cán bộ theo mô hình mới còn yếu và thiếu, do vậy trong thời gian này tuy đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước trong khối ASEAN, Đức… đến Thành phố tìm hiểu thị trường nhưng các dự án đăng ký hoạt động thành công không nhiều.

Bước sang năm 1991, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần V (1991) đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 1991-1996 là :”Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh

tế hợp lý, sự phát triển của các ngành kinh tế dựa trên cơ sở, vị trí, tiềm năng, thế mạnh của Thành phố, gắn liền với cơ cấu kinh tế tương đối đồng bộ của vùng Nam bộ mà cốt lõi là vùng kinh tế trọng điểm phái Nam, trong đó Thành phố giữ vai trò trung tâm công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thương mại-dịch vụ, khoa học-kỹ thuật, văn hóa” [43:tr.62]. Do vậy trong thời gian này chính sách ưu tiên thu hút

FDI của Thành phố chú trọng vào phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ. Khu chế xuất đầu tiên được ra đời năm 1992 là khu chế xuất Tân Thuận-Quận 7, điều này cũng đã tạo điều kiện cho FDI trên địa bàn Thành phố nở rộ và tăng tốc

Tháng 5/1996 Đại hội Đảng bộ Thành phố lần VI đã đề ra phương hướng phát triển kinh tế giai đoạn 1996-2000 là :”Đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa công

nghiệp và dịch vụ, công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, trước hết là cơ sở hạ tầng, tạo sự biến đổi về chất trong các ngành sản xuất và các ngành dịch vụ then chốt. Tập trung đầu tư một số ngành có hàm lượng công nghệ-kỹ thuật cao, trên cơ

sở lợi thế của Thành phố định hình các khu chế xuất, xây dựng các khu công nghiệp tập trung và khu công nghệ cao, hình thành trung tâm tài chính, trung tâm thương mại và dịch vụ hiện đại…đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam” [44:tr 75-76]. Do đó Thành phố xác định phát triển

ngành trong giai đoạn này công nghiệp mũi nhọn là cơ khí, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học

Năm 1997 cuộc khủng hoảng tài chính của Châu Á đã có ảnh hưởng đến các nhà đầu tư vào Việt Nam nói chung và Thành phố nói riêng. Tuy nhiên với chính sách mở cửa, tạo độ thông thoáng của Thành phố có ý nghĩa quan trọng trong những năm sau.

Từ tháng 12/1998 chính quyền Thành phố và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Thành phố (JBAH) đã tổ chức chương trình làm việc hàng năm nhằm mục đích cải thiện môi trường đầu tư của Thành phố, qua đó thúc đẩy Doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Thành phố.

Bước sang thế kỷ XXI, cùng cả nước Thành phố đã chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Điển hình vào năm 2006 tập đoàn điện tử -linh kiện máy tính của Mỹ Intel đã được cấp phép đầu tư trong 50 năm trị giá 605 triệu USD tại Khu công nghệ cao Thành phố và đã đi vào hoạt động giữa năm 2009.

Với vai trò và vị trí quan trọng của một trung tâm kinh tế cả nước. Tại Đại hội Đảng bộ Thành phố lần VII đã đề ra mục tiêu giai đoạn 2001-2005: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 11%. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố vào năm 2005 là dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao (điện tử, viễn thông, ứng dụng công nghệ sinh học), khuyến khích đổi mới công nghệ trong lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, dệt- may...Trong lĩnh vực dịch vụ ưu tiên phát triển ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, công nghệ phần mềm, viễn thông.

Cuối năm 2005, Đại hội Đảng bộ lần VIII diễn ra, nhằm nhìn lại thành tựu sau 30 năm giải phóng và 20 năm đổi mới, đồng thời đề ra mục tiêu giai đoạn 2006- 2010. Thành phố xác định phát triển kinh tế làm trọng tâm, phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội.

Ngày 30/05/2008 tại Thành phố đã diễn ra buổi hội thảo giữa đoàn doanh nghiệp thuộc tổ chức kinh doanh Quốc tế tỉnh Osaka và 50 doanh nghiệp Thành phố để tìm hiểu cơ hội đầu tư. Nhân sự kiện này Phó chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố bà Nguyễn Thị Hồng cam kết thành phố sẽ tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư Nhật bản, ngoài ra cũng mong muốn quan hệ giữa Thành phố và tỉnh Osaka ngày càng thắt chặt, tạo thuận lợi hơn nữa để cả hai bên có cơ hội hợp tác phát triển.Thành phố là đô thị lớn nhất cả nước, là trung tâm kinh tế do đó những chính sách nhằm thu hút FDI luôn được quan tâm và đề ra.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 33)