Tính đến 15/12/2009 Việt Nam thu hút được 839 dự án FDI với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 21,48 tỉ USD, chỉ bằng 53,9% về số dự án mới và 30% vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ 2008. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 10 tỉ USD, bằng 87% so với cùng kỳ năm (Cục Đầu tư nước ngoài) được phân bố rộng trên khắp cả nước. Ở khu vực phía Nam chủ yếu là các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai
Tỉnh Bình Dương:
Năm 2009 được xem là thời gian khó khăn nhất trong thu hút đầu tư do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng FDI của Bình Dương vẫn đạt kết quả khả quan. Trong thu hút FDI, ngày càng có nhiều tập đoàn lớn với sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, khả năng cạnh tranh tốt .
Kết quả là đã nâng số lượng dự án FDI trên địa bàn tỉnh hiện lên 1.850 dự án với tổng số vốn đầu tư gần 13 tỷ USD. Đáng chú ý, có đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Ý, Mỹ, Hà Lan, Pháp... với lĩnh vực đầu tư đa dạng như công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chế tạo máy, chế biến thực phẩm, công nghiệp gỗ và trang trí nội thất, các ngành công nghiệp phụ trợ. Nổi bật trong nguồn vốn FDI của tỉnh là ngày càng nhiều dự án có vốn đầu tư lớn, giải ngân khá nhanh thuộc hàng đầu của cả nước, có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt như dự án nhà máy sản xuất vỏ xe ô tô của Tập đoàn Kumho Asiana (Hàn Quốc) có vốn đầu tư 380 triệu USD, dự án Khu đô thị sinh thái EcoLakes Mỹ Phước (Malaysia) có vốn đầu tư 620 triệu USD, nhà máy sản xuất nước giải khát của Kirin Acecook (Nhật Bản) có vốn đầu tư
60 triệu USD, dự án sản xuất các loại máy nông cụ và các phụ tùng của Tập đoàn Kubota (Nhật Bản) có vốn đầu tư giai đoạn 1 gần 11,4 triệu USD....
Nói về môi trường Bình Dương, ông Tổng Giám đốc Công ty TNHH Showa Gloves Việt Nam (vốn Nhật Bản) Morita cho biết: “Hạ tầng công nghiệp tốt và sự quan tâm, tạo nhiều thuận lợi của tỉnh trong quá trình đầu tư đã giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả đầu tư. Trong điều kiện thuận lợi như vậy, Công ty TNHH Showa Gloves Việt Nam tiếp tục chọn Bình Dương để chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2 nhằm tăng năng lực sản xuất”.
Không chỉ có doanh nghiệp Nhật, Hàn; trong chuyến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình Dương của Hiệp hội các chủ Doanh nghiệp Pháp trên thế giới (MEDEF) vừa qua, đại diện đoàn ông Hervé Bolot, Đại sứ Pháp tại Việt Nam nhận định: “Trong tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, song Bình Dương thu hút nhiều dự án FDI là một minh chứng cho một hướng đi hiệu quả. Đây là điều tốt đẹp và niềm tin để doanh nghiệp FDI, trong đó có DN Pháp đến hợp tác và đầu tư lâu dài”.
Tại cuộc họp tổng kết năm 2009 tỉnh Bình Dương ngày 05/02/2010 Thứ trưởng Thường trực Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu phát biểu: Bình Dương là địa
phương có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư từ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... Trong thu hút đầu tư, Bình Dương có một truyền thống là chính quyền, lãnh đạo tỉnh có những chính sách cởi mở và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư về thủ tục hành chính, giao đất giải phóng mặt bằng, các cơ chế chính sách thiết thực và hiệu quả trong khuôn khổ luật pháp cho phép để phục vụ thu hút đầu tư nước ngoài. Chính môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư như vậy cho nên các KCN của tỉnh như VSIP - KCN của
Becamex IDC và hàng loạt các KCN của thành phần kinh tế tư nhân đầu tư đều thành công và thu hút rất nhiều dự án vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, đẩy nhanh công nghiệp phát triển.[Vnexpress.net]
Trong 9 tháng đầu năm 2010 Bình Dương đã thu hút khoảng 700 triệu USD vốn FDI, cộng dồn đến nay địa phương này đã thu hút được 1.966 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 13,5 tỷ USD và luôn là một trong những tỉnh thành dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI.
Giai đoạn 2011-2015 việc thu hút nguồn vốn FDI vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội với mục tiêu thu hút 5 tỷ USD.
Ngoài ra một trong những mục tiêu quan trọng trong giai đoạn phát triển 2011-2015 mà Bình Dương đề ra đó là mở rộng đối ngoại thu hút đầu tư, tạo môi trường và điều kiện thông thoáng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước; tạo điều kiện thuận lợi để các DN, các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tiếp thị, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các tập đoàn kinh tế lớn, các DN nước ngoài có trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại; chú trọng kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, CN phụ trợ, các ngành công nghệ cao
Tỉnh Đồng Nai:
Ngay trong những tháng đầu năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có những tác động xấu đến tình hình thu hút vốn FDI của Đồng Nai. Tính đến hết tháng 3/2009, Đồng Nai chỉ có 3 dự án được cấp mới vào các KCN Tam Phước và Nhơn Trạch 3 với tổng vốn hơn 6,8 triệu USD, bằng 6,3% so với cùng kỳ năm 2008 và chỉ có 5 dự án điều chỉnh tăng vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh với tổng vốn tăng thêm là 12,8 triệu USD, so với quý 1 năm 2008 là 22 dự án với tổng vốn tăng hơn 190 triệu USD.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai, tình hình thu hút FDI cả trong lẫn ngoài KCN trong 2 tháng đầu năm 2009 chỉ bằng 16,3% so với cùng kỳ. Tính đến cuối tháng 2, tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn là 40,87 triệu USD, đạt 2% trong kế hoạch thu hút 2 tỉ USD của năm 2009. So với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai đang xếp sau, bởi 2 địa phương trên trong 2 tháng đầu năm 2009 đã thu hút được một số dự án lớn với số vốn đăng ký hàng trăm triệu USD.
Chủ tịch Hiệp hội Các DN Nhật Bản tại Đồng Nai, ông Yoshikawa Hisao cho biết,hiệp hội có 50 thành viên và đại đa số đều đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Khó khăn nhất phải kể đến các DN hoạt động trong ngành sản xuất và lắp ráp xe hơi, linh kiện điện tử. Đơn hàng của họ giảm từ 50-70% so với quý 4/2008. Tiếp đến là các DN ngành điện, điện tử với mức sút giảm đơn hàng khoảng 50%, trừ các DN sản xuất hàng điện tử để bán trên thị trường nội địa như Sanyo. Một số DN khác hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất thực phẩm, may mặc,
hàng tiêu dùng... thì không quá khó khăn. Tuy nhiên, sắp tới, không có một DN Nhật Bản nào tại Đồng Nai có kế hoạch phát triển sản xuất, hầu hết chỉ cố gắng cầm cự để vượt qua khó khăn.[Theo báo Đồng Nai ngày 23/3/2009]
Tại cuộc họp mặt các doanh nghiệp FDI trên địa bàn với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch-Đầu tư) và Tổng cục Thuế, phần lớn các doanh nghiệp FDI đều than phiền về chính sách, thủ tục. Nhiều câu hỏi của DN xoay quanh các chính sách thuế, hải quan, thủ tục và điều kiện để được vay vốn hỗ trợ lãi suất trong gói kích cầu của Chính phủ.
Qua những số liệu của 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai ở trên so sánh với Thành phố Hồ Chí Minh, ta thấy Bình Dương và Đồng Nai là 2 địa phương có qũi đất mạnh, phục vụ cho cả phát triển nông nghiệp, công nghiệp –xây dựng. Đặc biệt diện tích đất bằng vẫn còn nhiều, giá đất rẻ hơn so với Thành phố
Bên cạnh đó một lợi thế của tỉnh Bình Dương là chính sách thông thoáng, có bộ máy quản lý hướng vào việc hỗ trợ doanh nghiệp tạo lập môi trường kinh doanh với chi phí thấp
Từ những so sánh trên, chúng ta có thể nhận thấy được và tìm ra nguyên nhân, giải pháp để đưa ra hướng đi đúng nhằm thu hút FDI nói chung và của Nhật Bản nói riêng trong giai đoạn 2011-2015 vào TP.HCM
Bảng 4: 10 địa phƣơng của Việt Nam đƣợc Nhật Bản đầu tƣ số dự án cao nhất từ 1988 -2005 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD)
Đầu tư thực hiện (USD) 1 Thành phố HCM 199 1.007.982.627 885.431.153 2 Hà Nội 96 1.151.867.101 612.650.724 3 Đồng Nai 40 819.882.627 515.864.038 4 Bình Dương 38 367.212.295 164.740.503 5 Hải Phòng 31 158.345.128 120.204.516 6 Lâm đồng 8 23.253.372 15.353.825 6 Vĩnh Phúc 7 217.881.460 253.522.449
7 Bà rịa-Vũng tàu 6 135.057.700 93.181.710 8 Quảng Ninh 6 23.355.867 23.338.539 9 Đà Nẵng 5 17.151.714 16.352.225 10 Hòa Bình 5 12.880.000 2.601.062 Tổng cộng 441 3.934.869.891 2.703.240.744 (Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch Đầu tư năm 2005) Từ số liệu bảng 4 cho thấy TP.HCM luôn là địa phương dẫn đầu về số dự án đầu tư và vốn đầu tư thực hiện.