Thành phố Hồ Chí Min h trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 26)

Với diện tích 2.095,01 km², TP.HCM hiện là đô thị lớn nhất Việt Nam, gồm 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với 322 phường, xã thị trấn. Các tỉnh giáp ranh như Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An-Tiền Giang đồng thời đều là các khu công nghiệp, khu chế xuất, là vựa lúa sản xuất nông sản lớn của khu vực và cả nước.

Nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Hệ thống cảng, sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với công suất hoạt động hơn10 triệu tấn hàng /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7 km.

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, TP.HCM trở thành đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á về cả đường thủy, đường bộ và đường hàng không.

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về diện tích và công suất nhà ga.

Khu vực TP.HCM có bốn cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước... Ngoài ra còn có khoảng 50 bến đò phục vụ giao thông hành khách. Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm gần 30% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước. Hệ thống kho, bến bãi hiện đang được mở rộng và chuyên sâu. Bên cạnh đó cầu cảng thường xuyên được nâng cấp. Dự án mở rộng cảng Sài Gòn với cảng nước sâu Thị Vải đang được triển khai.

Về dân số, theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 TP.HCM có dân số 7.162.864 người, chiếm gần 9% dân số Việt Nam; phân theo giới tính: Nam có 3.435.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03%. Trong 10 năm từ 1999-2009 dân số thành phố tăng thêm 2.125.709 người, tốc độ tăng 3,54%/năm. Theo số liệu thống kê năm 2009, 83,32% dân cư sống trong khu vực thành thị và TP.HCM cũng có gần 1/5 là dân nhập cư từ các tỉnh khác [Nguồn Tổng cục Thống kê]

Với nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng lao động của thành phố khá cao, được đào tạo, đã quen với tác phong công nghiệp và dịch vụ. So với các nước Đông Nam Á khác, nguồn lao động này không thua kém trình độ kĩ thuật và kĩ năng lao động mà giá nhân công lại rẻ hơn nhiều.

Thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, giữ vai trò đầu tàu kinh tế và đã tạo ra mức đóng góp 1/3 GDP cho cả nước, chiếm tới 27,9% giá trị sản xuất

công nghiệp và 34,9% dự án FDI. Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là trung tâm đối với vùng Nam Bộ

Nền kinh tế đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố gồm khu vực nhà nước chiếm hơn 30%, ngoài quốc doanh chiếm khoảng 45%, phần còn lại là khu vực có vốn FDI. Các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại là công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.

Là nơi thu hút vốn FDI mạnh nhất, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất - kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. TP.HCM có một hệ thống trung tâm mua sắm gồm 85 siêu thị, 400 chợ bán lẻ đa dạng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza, Thuận Kiều Plaza, Parkson,Vincom... Mức tiêu thụ của TP.HCM cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh thành khác và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.

Là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số tài chính - tín dụng. Các hoạt động tín dụng - ngân hàng liên tục phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh, giao dịch

Biểu đồ 1: Tỉ trọng GDP của TP HCM, VKTTĐPN so với cả nƣớc năm 2005

(Nguồn:Sở Kế hoạch Đầu tư- Thành phố Hồ Chí Minh)

Biểu đồ 2: Tỉ trọng GDP của TPHCM, VKTTĐPN so với cả nƣớc năm 2007

Tỷ trọng GDP của TP so với cả nước năm 2007 80% 20% TP Hå ChÝ Minh C¸c vïng kh¸c Tỷ trọng GDP của VKTTĐPN so với cả nước năm 2007 50% 50% VKTT§PN C¸c vïng kh¸c

(Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư- Thành phố Hồ Chí Minh)

Trong tương lai thành phố là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế chủ lực như cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao … vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc khai thông các hệ thống giao thông như đại lộ Xuyên Á, đại lộ Đông Tây … sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 26)