Triển vọng

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 73)

Theo cuộc điều tra được tiến hành năm 2007 với sự tham gia của trên 1.700 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á, trong đó có Việt Nam thì có tới 92,6% công ty sản xuất và 88% công ty phi sản xuất Nhật bản trong diện điều tra cho biết có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong vài năm tới. Đây là tỉ lệ cao nhất trong số 11 quốc gia và vùng lãnh thổ được đưa ra trưng cầu

Đóng vai trò quan trọng không kém là nguồn vốn FDI. Tất cả các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đều muốn mở rộng giao dịch và đầu tư vào Việt Nam, kéo theo các công ty hàng đầu của Nhật trong các ngành then chốt như, ô tô xe máy, thép xây dựng, sứ vệ sinh, v.v. vào xây nhà máy và sản xuất tại Việt Nam. FDI của Nhật Bản góp phần đáng kể tạo nguồn động lực cho phát triển kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, những năm cuối thế kỉ XX và nhất là đầu thế kỷ XXI, TP.HCM xúc tiến quan hệ trao đổi với nhiều nước, thiết lập quan hệ thân mật với nhiều thành phố lớn trên thế giới trong đó có thành phố Osaka. Osaka là thành phố sớm nhất của Nhật Bản đã kí kết Thỏa thuận Hợp tác phát triển Công nghiệp, Thương mại và Đầu tư ngày 13-06-1995 với TP.HCM. Osaka đặc biệt coi trọng hợp tác với TP.HCM do

vị trí và vai trò ngày càng quan trọng của thành phố trong khu vực tiểu vùng sông Mekong; nhiều hội thảo hợp tác kinh tế và thương mại đã được hai bên tổ chức, đặc biệt là các diễn đàn về kỹ thuật môi trường, xử lý nước, công nghệ thông tin, năng lượng mới, các chương trình trao đổi chuyên gia và đào tạo cán bộ. Mối quan hệ tốt đẹp giữa Osaka và TP.HCM cho thấy triển vọng hợp tác đầu tư đầy hứa hẹn của không chỉ của các nhà đầu tư Osaka mà còn của rất nhiều doanh nghiệp khác của Nhật Bản.

Cố vấn cao cấp về FDI thuộc cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM nhận định tình hình thu hút FDI sẽ có nhiều cải thiện trong thời gian tới chỉ riêng tháng 6/2009 có đến 74 lượt các công ty Nhật Bản đến văn phòng JETRO để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam

“Khi kết thúc gần 2 nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam (2003-2008), trong buổi gặp gỡ các nhà báo Việt Nam chiều ngày 30/01/2008 tại Hà Nội, Đại sứ Nhật Bản ông Norio Hatori đã khẳng định nhờ có môi trường đầu tư tại Việt Nam được cải thiện đáng kể, đặc biệt là cải cách hành chính nên kết quả chỉ trong 2 năm 2006- 2007 vốn FDI từ Nhật bản vào Việt Nam đã tăng mạnh hơn 10 lần so với tổng vốn FDI từ Nhật Bản của cả 5 năm trước đó” [22:tr30-31], Ông cũng cho rằng Việt Nam vẫn sẽ là 1 trong những thị trường trọng điểm thu hút FDI trong thời gian tới vì tuy Trung Quốc vẫn là 1 vùng trũng thu hút FDI của thế giới nhưng đang tiềm ẩn 1 số rủi ro nhất định. Một trong những thế mạnh của Việt nam vẫn là nguồn lao động trẻ, rẻ.

Nhật bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 trên thế giới và đứng đầu ở các nước ASEAN trong nhiều năm qua. Ở Việt nam cho đến nay Nhật Bản là nhà đầu tư đứng vị trí thứ 3 trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài có mặt tại Việt Nam.

Tại hội thảo kinh tế Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 3 được tổ chức ngày 03/08/2009 tại Tokyo, tiến sĩ Saori Sugeno chuyên gia kinh tế cao cấp Viện nghiên cứu DAIWA (DIR) của Nhật bản cho biết “Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn thứ 2 đối với Nhật bản”

Trong năm 2010, đa số các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động ở Việt Nam đều cho rằng tình hình kinh doanh đang được cải thiện và bày tỏ rất lạc quan

về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Số lượng doanh nghiệp Nhật bản có kế hoạch mở rộng kinh doannh ở Việt nam trong vòng 1-2 năm tới cao nhất trong số các nước ASEAN

Với lợi thế vai trò hạt nhân trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lợi thế trong khu vực, TP.HCM là cửa ngõ ra thế giới và là bến bờ đón các nước vào Việt Nam, đồng thời cũng là viên nam châm có sức hút mạnh mẽ với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản xếp thứ hai sau Ấn Độ và đứng đầu trong ASEAN. Với lợi thế trên, Nhật Bản luôn kỳ vọng khi đầu tư vào TP.HCM.

Năm 2009, dù khủng hoảng kinh tế thế giới gây nhiều "sóng gió" cho nền kinh tế đất nước nhưng Thành phố vẫn là nơi đặt niềm tin, thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài của các nhà đầu tư và đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản về bất động sản, công nghiệp, dịch vụ, du lịch cho đến ngân hàng, xây dựng…

- Nguồn vốn FDI đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển TP.HCM. Tính từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài (năm 1987) đến nay, thành phố luôn là địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI của cả nước. Đặc biệt trong năm 2009, trước những thách thức lớn từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, vốn FDI của Nhật Bản vào thành phố vẫn đạt mức 148.392.969 USD, đứng thứ 5 so với các nước đầu tư vào Thành phố. Bước qua năm 2010, tình hình thu hút vốn FDI của Nhật Bản vào thành phố vẫn ở mức cao, tính đến tháng 8/2010 đạt 84.664.141 USD (đứng thứ 6)

- Ngoài việc góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn trong nước và trở thành động lực, tạo ra “cú hích” cho tăng trưởng kinh tế, các dự án FDI cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP, làm cho công nghiệp và dịch vụ trở thành hai trụ cột chính; đồng thời gia tăng kim ngạch trong tổng giá trị xuất khẩu của thành phố. Hoạt động FDI cũng góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân. Đặc biệt, việc phát triển các KCX, KCN đã biến đổi trên 3.500 ha từ đất nông nghiệp hoang hóa, nhiễm mặn, nhiễm phèn, năng suất thấp

thành đất công nghiệp có đủ cơ sở hạ tầng dịch vụ, giải quyết nhiều lao động cho thành phố và các tỉnh.

- Quan trọng hơn, FDI của Nhật Bản đã giúp thành phố tiếp thu những công nghệ, kỹ thuật hiện đại; kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp tiên tiến và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Ngoài ra, các phương thức hoạt động của doanh nghiệp FDI đã tạo sự canh tranh ngay ở thị trường trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng các phương thức quản lý tiên tiến.

Tạo lực hấp dẫn

Trong chiến lược phát triển tổng thể, thành phố luôn coi trọng thu hút vốn FDI, đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực: dịch vụ, công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành sản xuất thâm dụng vốn, có hàm lượng chất xám và tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao; các ngành sản xuất thân thiện với môi trường... nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Cụ thể là các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí – tự động hóa , điện tử, vật liệu mới, viễn thông, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội... Đây là các ngành có lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng hiện đại và bền vững.

TP.HCM chú trọng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong việc xem xét, cấp giấy phép cho nhà đầu tư càng nhanh càng tốt. Bên cạnh việc rút ngắn thời gian cho các thủ tục hành chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trương đẩy mạnh các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại; tăng cường các hoạt động hội thảo; gặp gỡ giao lưu, tìm hiểu đối tác, thị trường giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp trong nước và đối tác nước ngoài. Thực hiện phương cách linh hoạt nhất để có thể kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư FDI. Quan trọng hơn, tích cực cởi các "nút thắt" về hạ tầng, thể chế, nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp phụ trợ…, tạo sự thông thoáng cho dòng chảy FDI vào thành phố. Đồng thời tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông hoàn chỉnh; đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học đáp ứng cho việc phát triển các dự án công nghệ cao.

Với nhiều nỗ lực tháo gỡ những khó khăn, vướng vấp; kiến tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, vững tin TP.HCM - nơi đang được kỳ vọng lớn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang ngành nghề có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ, hàm lượng quản lý… cao và tiếp tục là đầu tàu, là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong những năm tiếp theo.

Với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”, Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đang hòa mình vào cùng tiến trình khu vực hóa-toàn cầu hóa, mở cửa để thu hút nguồn vốn FDI từ các quốc gia. Ngược lại các quốc gia khác luôn coi Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định, tốc độ phát triển kinh tế cao, ngoài ra còn là thị trường đầy tiềm năng chưa được khai thác hết. Do đó có rất nhiều quốc gia đang chạy đua để đầu tư vào Việt Nam, Nhật Bản cũng không nằm ngoài trường hợp này

Bên cạnh còn phải kể đến lý do giữa Việt Nam-Nhật Bản có mối quan hệ lâu đời và mối quan hệ đó luôn phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực: ngoại giao, kinh tế, văn hóa…

Thành phố Hồ Chí Minh là điểm sáng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là nơi đang được kỳ vọng lớn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang ngành nghề có giá trị gia tăng cao hơn, hàm lượng công nghệ và quản lý cao hơn. Những kỳ vọng nêu trên thì Nhật Bản là một trong những nước đáp ứng và giúp TP.HCM trở thành hiện thực.

KẾT LUẬN

Thu hút và sử dụng vốn FDI là chủ trương đúng đắn, cần thiết, phù hợp với xu thế của thời đại và thực tiễn của thành phố nhằm tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường quốc tế, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Thực hiện chủ chương này, các cơ quan phụ trách công tác xúc tiến đầu tư thành phố, Ban quản lý các KCX, KCN đã không ngừng nỗ lực tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện các công cụ xúc tiến đầu tư, đề xuất những cải cách chính sách, hướng tới xây dựng một chiến lược xúc tiến đầu tư tầm cỡ. Những nỗ lực này đã góp phần vào những thành tựu thu hút nguồn vốn FDI vào thành phố. Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan và chủ quan, hiệu quả của các hoạt động xúc tiến đầu tư còn bị hạn chế trong từng ngành, từng lĩnh vực. Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là phải tích cực hơn nữa trong việc cải thiện và nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến đầu tư, vươn lên trong cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, thu hút và khai thác mạnh mẽ hơn nữa vốn FDI để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ giúp chúng ta có được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Việc giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài sự cạnh tranh, hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế còn là chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực. Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả có thể sẽ phải mất đi để nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn. Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội. Đây là thách thức hết sức to lớn. Chúng ta chỉ có thể vượt qua được thách thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khắc phục những khó khăn ngắn hạn.

Nhìn chung, với tất cả những yếu tố đã đề cập trong luận văn này, có thể nói rằng vai trò của Nhật Bản đối với công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam nói chung và với TP.HCM nói riêng là vô cùng to lớn. Ngoài việc đóng vai trò là nhịp cầu phát triển cho Việt Nam với nền kinh tế thế giới, Nhật Bản cũng đã giúp đỡ Việt Nam trong việc hoàn thiện các chính sách, pháp luật trong thu hút các nguồn vốn đầu tư. Ngoài ra, song song với nguồn vốn ODA xây dựng mặt bằng cơ sở hạ tầng hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nguồn vốn FDI là động lực trực tiếp thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển, nhất là đối với các doanh nghiệp trong nước có cơ hội liên doanh với đối tác Nhật Bản để học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tiếp thu công nghệ cũng như mô hình quản lý hiệu quả.

Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, với nhiều vấn đề cả trong chính sách lẫn các vấn đề cơ sở hạ tầng, các nhà đầu tư Nhật Bản trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng có xu hướng rời bỏ hướng đầu tư liên doanh truyền thống để tập trung vào nhập khẩu và phân phối. Sự thay đổi này đánh dấu bước thụt lùi về chính sách tập trung đầu tư sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà nhà nước đề ra hướng đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp. Chính vì thế, mà trong thời gian sắp tới, nhà nước phải có những chính sách phù hợp để thu hút và kiềm giữ các nguồn vốn FDI của Nhật Bản, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp ô tô vốn có nhiều điểm tương đồng so với ngành công nghiệp sản xuất hàng điện tử tiêu dùng trước đây bằng nhiều phương pháp như:

- Xây dựng nền công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển mạnh dưới sự hỗ trợ của Nhật Bản.

- Xây dựng chính sách hội nhập thích hợp với lộ trình bãi miễn các loại thuế bảo hộ phù hợp.

- Có quy hoạch phát triển cho thành phố trong 20 năm tới với các khu công nghiệp chuyên biệt.

- Cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng

- Tăng cường trao đổi văn hóa, mở các lớp tiếng Nhật miễn phí trong các trường đại học.

Quan hệ thương mại giữa Nhật Bản-Việt Nam và TP.HCM còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh độ lớn về dung lượng thị trường, có thể thấy do ở trình độ phát triển khác nhau nên hai nền kinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau.

Trong thu hút FDI nói chung, đầu tư nước ngoài đóng góp tăng dần vào xuất khẩu của thành phố, tuy nhiên, một phần lớn vốn được đổ vào các ngành thâm dụng

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 73)