Hình thức đầu tƣ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 42)

Có nhiều loại hình đầu tư trên thế giới có thể kể đến đầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán, đầu tư trực tiếp 100% vốn, đầu tư liên doanh với các công ty bản địa, đầu tư BOT (Xây dựng-kinh doanh-chuyển giao)… tuy nhiên, các nhà đầu tư Nhật Bản chủ yếu chọn ba hình thức đầu tư 100% vốn, liên doanh với công ty bản địa và BOT. Mặc dù trong những năm cuối cùng thế kỷ XX, khi các tập đoàn lớn của Nhật Bản lần lượt “đổ bộ” vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh thì trong vòng 10 năm trở lại đây, hình thức đầu tư 100% vốn được các nhà đầu tư Nhật Bản ưa chuộng hơn cả.

Nhiều nhà đầu tư Nhật lựa chọn phương án đầu tư này do nó có nhiều ưu điểm:

Thứ nhất, hình thức này giúp cho nhà đầu tư làm chủ được công nghệ, tự chủ được

tình hình kinh doanh mà không phụ thuộc vào công ty liên doanh ở nước sở tại với đội ngũ lãnh đạo trình độ cao từ công ty mẹ cử sang. Điều này giúp cho các công ty, tập đoàn của Nhật Bản có thể hoạt động linh hoạt, không phụ thuộc vào đối tác trong thị trường nước được đầu tư và trong bối cảnh chung thế giới. Nó cũng có lợi ích là sẽ giúp cho công ty mẹ chấm dứt đầu tư an toàn khi thị trường có những biến động, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của công ty.

Thứ hai, hình thức này cũng giúp cho các nhà đầu tư tự chủ được về công nghệ với

lộ trình chuyển giao công nghệ phù hợp với nhu cầu phát triển của công ty mẹ nhằm tối đa lợi nhuận thu được, tránh được việc thất thoát công nghệ vào tay các công ty liên doanh bản địa.

Thứ ba, nhà đầu tư cũng có thể chủ động về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị so với việc

phụ thuộc một phần vào đối tác liên doanh.

Nhưng bù lại, đầu tư 100% vốn vào một thị trường cũng đồng nghĩa với nhiều bất lợi dành cho chủ đầu tư so với hình thức liên doanh như chi phí ban đầu lớn, nhà đầu tư phải bắt đầu từ xây dựng cơ sở hạ tầng, nghiên cứu thị trường, tạo dựng các mối quan hệ với chính quyền trung ương và địa phương, xây dựng mạng lưới bán hàng ra khắp cả nước mà không tận dụng được ưu thế này từ đối tác liên doanh bản địa.

Bên cạnh đó, với nước tiếp nhận đầu tư, việc nhận các nguồn đầu tư 100% vốn nước ngoài cũng có một số lợi ích sau:

1.Nước tiếp nhận đầu tư không phải chịu rủi ro khi các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động không hiệu quả. Nếu như có phát sinh thiệt hại, nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ những vấn đề phát sinh.

2.Nước tiếp nhận cũng không phải lo toan việc các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng thôn tính các doanh nghiệp trong nước thông qua hình thức liên doanh.

Ngược lại, nước tiếp nhận đầu tư cũng gặp nhiều bất lợi như khó kiểm soát được quá trình kinh doanh của nhà đầu tư, dễ bị các nhà đầu tư qua mặt bằng những hình thức như chuyển giá, cũng như không thể chủ động tiếp nhận công nghệ tiên tiến hay phương thức quản lý hiệu quả.

Có thể tham khảo qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 7: Hình thức đầu tƣ của doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.HCM

Năm Số dự án 100% vốn nước ngoài Số dự án liên doanh có vốn Việt Nam 2000 4, và 1 dự án Nhật –Sing 0 2001 9 2 2002 2 0 2003 11 2 2004 21 0 2005 23, và 1 dự án Nhật Sing 7 2006 39, và 1 dự án Nhật -Sing, 1 dự án Nhật- Hongkong 0

2007 32, và 1 dự án Nhật- Mĩ 16 2008 30, và 1 Nhật-Sing, 1Nhật- Hongkong 9 2009 29 9 Từ 2000 đến 2009 207 dự án 100% vốn Nhật Bản 45 dự án liên doanh có vốn trong nước (Nguồn Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch-Đầu tư) Theo bảng trên, hình thức đầu tư trực tiếp 100% vốn của Nhật Bản chiếm đến 78.9% tổng số dự án nên đây có thể cho rằng đây là hình thức FDI chủ đạo của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian gần đây, vượt trội hơn hẳn hình thức liên doanh trong thời gian trước.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)