Hệ thống luật và thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 61)

Tính hấp dẫn của một quốc gia về lĩnh vực đầu tư trước hết phải thể hiện ở hệ thống luật và các văn bản dưới luật. Luật đầu tư nước ngoài là một bằng chứng cụ thể của sự mở cửa và là mối quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư. Khi thực hiện đầu tư vào một nước, nhà đầu tư đều gặp phải nhiều vấn đề về luật pháp và các văn bản dưới luật như từ việc góp vốn, thuê đất, tuyển dụng lao động, xuất nhập khẩu, tiêu dùng hàng hóa trên thị trường và quan hệ lao động, quan hệ với các bạn hàng

Theo GS Trần Văn Thọ thì: “Việt Nam hiện nay vẫn là một trong những nước kém nhất ở châu Á về tốc độ hành chính. Theo điều tra của quĩ đầu tư nước ngoài (trụ sở ở Tokyo) vào năm 2003 có 42% các doanh nghiệp Nhật được điều tra cho rằng khó khăn lớn của họ khi hoạt động ở Việt Nam là thủ tục hành chính, trong khi đó chỉ có 13% doanh nghiệp Nhật ở Thái Lan, 18% ở Philipin và 22% ở Indonesia than phiền về tốc độ hành chính.” [24:tr227]

Vì thế, một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu, bảo đảm sự thống nhất giữa văn bản từ trung ương tới địa phương tác động hiệu quả tới hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết.

Do vậy, thành phố Hồ Chí Minh cần quan tâm thực hiện:

- Các văn bản pháp luật phải được rà soát, thống nhất đồng bộ; hệ thống các quy định về điều kiện đầu tư và kinh doanh chuyên ngành phải được xây dựng đầy đủ và công bố công khai nhằm minh bạch hóa các tiêu chuẩn, điều kiện tiếp cận thị trường, điều kiện tiến hành sản xuất, kinh doanh; cơ chế hậu kiểm, giám sát, quản lý đối với dự án FDI phải được xây dựng và ban hành để tạo cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước thực thi chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát.

- Ban hành các văn bản luật và chính sách hướng dẫn nhà đầu tư về thủ tục, điều kiện thực hiện đầu tư, làm cơ sở xem xét cấp phép đầu tư. Là tài liệu tham khảo hướng dẫn cho nhà đầu tư quan tâm đến môi trường đầu tư thành phố.

- Thủ tục hành chính có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút đầu tư biểu hiện ở những khía cạnh như quyết định đến tiến độ thực hiện dự án, thủ tục đầu tư rườm rà, phức tạp tạo ra những khe hở để quan chức địa phương sách nhiễu gây phiền hà hoặc ăn hối lộ sẽ gây thiệt hại đến lợi ích và làm nản lòng các nhà đầu tư.

Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra, dù độ thông thoáng như nhau, tính hấp dẫn do luật đầu tư mang lại cao như nhau, nhưng ở nước nào có thủ tục đơn giản, gọn nhẹ thì ở đó hấp dẫn hơn. Chẳng hạn, Thái Lan là nước thực hiện đơn giản hóa thủ tục đầu tư, cơ quan hợp tác đầu tư là cơ quan duy nhất tiếp nhận hồ sơ và giải quyết công việc. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho Thái Lan trở thành một nước thu hút nhiều vốn FDI nhất trong khu vực.

Đối với nước ta, thủ tục đầu tư đã và đang là vấn đề gây trở ngại việc thu hút FDI. Mặc dù nhiều văn bản, Nghị định mới đã được ban hành nhằm làm đơn giản thủ tục cấp phép, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại.

Để tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý một cửa. Chính phủ, các bộ ngành hữu quan cần phải quan tâm tập trung chỉ đạo quyết liệt để thực hiện thành công đề án “đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2010-2015” được coi là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá cải cách hành chính của Chính phủ nhằm tiếp tục thu hút FDI.

“Trao đổi với các nhà đầu tư, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đưa ra 4 vấn đề nổi cộm hiện nay của TP để các ngành hữu quan nghiên cứu, đề ra giải pháp thiết thực: quy hoạch, đất đai, nhân lực, thủ tục hành chính.

Ông Hải thừa nhận, kinh tế TP phát triển nhanh nhưng chưa bền vững, điều kiện ở nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, thủ tục hành chính còn gây trở ngại cho người dân và nhà đầu tư nước ngoài. Mục tiêu trong 15 năm tới, kinh tế TP phải đạt bình quân tăng trưởng hàng năm 12%, phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 7.000 USD”. [Theo Việt báo ngày 20/12/2006]

Kiên quyết xử lí nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền tiêu cực và vô trách nhiệm của cán bộ công quyền. Vấn đề tham nhũng khiến cho chi phí đầu tư và chi phí kinh doanh tăng lên không thể dự đoán trước được và làm cho các cơ hội đầu tư trở nên không chắc chắn.

- Mặc dù đã có luật thuế, nhưng thủ tục thực hiện luật thuế này cũng còn nhiều phiền hà, gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài, có quá nhiều loại lệ phí và phí (khoảng 200 loại lệ phí và phí đang thực hiện).

-Ban hành luật chống độc quyền và kiểm soát việc bán phá giá; tăng cường biện pháp chống hành vi gian lận thương mại (trốn thuế, hàng nhái, hàng lậu...). Xây dựng chính sách đảm bảo cho nhà đầu tư tự chủ kinh doanh, tự quyết định giá bán sản phẩm, thời gian khấu hao thiết bị, máy móc, tài sản cố định.

Đảm bảo cho một môi trường cạnh tranh bình đẳng

Thiết lập một mặt bằng pháp lí chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước và FDI nhằm tạo môi trường bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh; đồng thời áp dụng một số quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực trong từng giai đoạn .

Về đất đai:

Thủ tục cấp đất còn quá phức tạp và kéo dài, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng còn cao, quá trình đền bù giải tỏa, chuyển giao quyền sử dụng đất cũng rất chậm. Gía thuê đất của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực. Nếu tính cả chi phí đền bù, giải toả thì theo các nhà đầu tư giá đất bị đẩy lên cao. Đây là yếu tố làm giảm sức cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư.

Đối với các dự án đang triển khai thực hiện thì các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhất là trong khâu đền bù,

giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ bản, đưa doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh.

Đối với các dự án chưa triển khai, song xét thấy vẫn có khả năng thực hiện, cần thúc đẩy việc triển khai trong một khoảng thời gian nhất định và giải quyết các vướng mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động của dự án.

Đối với các dự án chưa triển khai và không có triển vọng thực hiện , kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư, giành địa điểm cho nhà đầu tư khác.

Phát triển thị trường tài chính

Thị trường tài chính là điều kiện cơ bản và tiên quyết trong việc thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài. Chủ đầu tư chỉ sẵn sàng bỏ vốn vào những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định; đồng nội tệ vững giá và tỷ lệ lạm phát thấp; tỷ giá hối đoái phù hợp và ổn định sẽ đảm bảo an toàn về vốn và thuận lợi trong việc tìm kiếm lợi nhuận.... Nhìn chung, các chủ đầu tư đều tìm cách đầu tư ở những nước có các chính sách thương mại linh hoạt, thông minh, các khoản thuế chấp nhận được.

Tăng cường các biện pháp ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư thông qua hệ thống giá cả áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước thống nhất như giá điện nước, giá cước vận tải, bưu điện, hàng không….

Định hướng các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên đặc biệt là những ngành nghề tạo ra các tiềm lực công nghệ cho đất nước, hình thành đội ngũ cán bộ chất lượng cao. Giảm bớt nhập khẩu những mặt hàng có thể sản xuất hoặc lắp ráp được từ trong nước như ô tô, xe máy, đồ điện tử…

Thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Vai trò của sở hữu trí tuệ ngày càng được các nhà kinh doanh quan tâm và sử dụng một cách có hiệu quả, cố gắng xây dựng và duy trì chế độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm mục đích bảo vệ quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, nhà đầu tư; giảm thiểu rủi ro kinh doanh do nạn hàng giả hoặc lợi dụng uy tín sẵn có của nhà đầu tư.

-Cần mau chóng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ công nghiệp và sở hữu trí tuệ, nghiêm túc thực hiện các quy định của nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

- Có chính sách khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm được sản xuất trong nước.

Cách thức xem xét dự án

Vì sao gần đây lại xuất hiện nhiều dự án FDI chậm tiến độ, đặc biệt là các dự án quy mô lớn về vốn, huy động nhiều đất? Quá trình vừa qua chúng ta đã bỏ qua khâu kiểm tra năng lực tài chính nên có chuyện dự án thì lớn nhưng lại không đủ năng lực tài chính.

Trong khi các địa phương quỹ đất thì ít, ngày càng hiếm, cho nên bây giờ phải tính lại cách thức xem xét đối với các dự án, đặc biệt là các dự án sử dụng nhiều đất để quản lý lành mạnh hơn môi trường đầu tư, ưu tiên cho những nhà đầu tư có thực lực, làm thật. Ví dụ, có địa phương hiện nay đã tự đưa ra tiêu chí như là 1 ha đất phải đầu tư 5 triệu USD mới cho phép .

- Về nguyên tắc, những dự án vi phạm pháp luật nghiêm trọng, hoặc không triển khai quá 12 tháng không có lý do chính đáng và không được gia hạn, thì các cơ quan nhà nước có quyền thu hồi.

- Nếu thực sự nhà đầu tư muốn triển khai nhưng do các yếu tố khách quan, do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu thì có thể được gia hạn một thời gian. Giải quyết vấn đề này thì phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng dự án, từng trường hợp cụ thể. Đấy cũng là tình hình chung tại nhiều dự án bất động sản vốn lớn gần đây mà chúng ta vẫn chưa có cách thức giải quyết rốt ráo

Hạn chế ưu đãi đầu tư tràn lan

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp FDI bị phát hiện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thí dụ nhự công ty Vedan. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng vụ việc của Vedan chỉ là lời cảnh tỉnh thôi, chứ còn doanh nghiệp khác cũng gây ô nhiễm môi trường rất nhiều.

Sau vụ việc này, các cấp chính quyền, địa phương và xã hội quan tâm rất nhiều đến vấn đề môi trường. Điển hình như tại Đồng Nai có chủ trương là các khu

công nghiệp không nhận thêm bất kể dự án nào nếu như không có trạm xử lý chất thải, hoặc nếu đã có mà công suất không đáp ứng nổi thì phải đầu tư tiếp .

Để xử lý được vấn đề môi trường, thiết nghĩ phải xử lý trên mọi phương diện, mọi lĩnh vực vì cho rằng môi trường là vấn đề quan trọng nhất nên đây là một tiêu chí riêng trong thẩm tra. Ngoài ra, vấn đề môi trường còn được thực thi trong quá trình hậu kiểm nữa

Phải có biện pháp chế tài đối với nhà đầu tư có những dự án ảnh hưởng môi trường nhưng chế tài hiện nay quá thấp nên còn thiếu tính răn đe.

Ngoài ra, cũng cấn tiến hành nghiên cứu để đưa ra một tiêu chí chuẩn về công nghệ máy móc, thiết bị nhập khẩu để ngăn chặn những tác hại có thể xảy ra đối với môi trường.

Điều này, khi điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp đã có một chút thay đổi, dù mới điều chỉnh dừng ở mức các lĩnh vực ưu đãi đầu tư, giảm từ khoảng 100 lĩnh vực có ưu đãi đầu tư xuống còn 7 lĩnh vực chính, tức là không ưu đãi tràn lan nữa.

Địa bàn ưu đãi đầu tư cũng phải xử lý từ từ. Ví dụ không nhất thiết phải ưu đãi vùng sâu, vùng xa khi mà đầu tư vào khai thác khoáng sản, bởi vì khoáng sản tại chính quốc đã giảm nhiều phải đi ra nước ngoài khai thác, mà chúng ta lại còn ưu đãi nữa thì không được.

Cần thay đổi những điểm mấu chốt để phát huy vai trò của FDI

Trước hết phải thay đổi quan niệm về khu vực kinh tế chủ đạo mà không có nguyên tắc rõ ràng, dẫn tới chỗ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tạo ra bất bình đẳng trong phát triển. Hai là thay đổi quan niệm về nền công nghiệp hiện đại với cấu trúc nền tảng chính là công nghiệp phụ trợ.

Tiếp theo đó, chức năng của các khu vực kinh tế phải được định rõ - kinh tế nhà nước có chức năng gì là chính, kinh tế tư nhân và FDI có những vai trò chức năng gì? Từ đó mới xác định đầu tư theo hướng nào cho hiệu quả. Đừng để lợi ích trước mắt, cục bộ làm mờ mắt.

Ví dụ, các địa phương có nhiều khoáng sản như bauxit, titan phải đứng trước hai lựa chọn, nếu khai thác bauxit, titan thì thôi làm du lịch và sẽ chịu nhiều thiệt hại về tác động môi trường …. Chọn lựa phương án nào cho hợp lý để tránh xung

đột, mâu thuẫn về lợi ích của địa phương cũng như tác động tới môi trường, thiệt hại cảnh quan, và ảnh hưởng mai sau. Nếu hướng trọng tâm vào phát triển công nghệ cao thì phải hạn chế khai khoáng.

Phải đưa ra những quy tắc trò chơi phù hợp định hướng chứ không thể chỉ nói chung chung. Chẳng hạn, chỉ cấp phép cho các doanh nghiệp dùng đến một ngưỡng bao nhiêu điện, bao nhiêu nước để sản xuất một lượng tài sản xác định trong bối cảnh phát triển mới.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)