Trong lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 52)

FDI Nhật Bản nói riêng cùng với nguồn vốn đầu tư nước ngoài đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác có góp quan trọng vào giải quyết khó khăn thiếu vốn, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ gia tăng xuất khẩu, đóng góp đáng kể cho ngân sách thành phố.

“Mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trong quan hệ kinh tế, Nhật Bản là nước cấp ODA lớn nhất và là nước có nhiều doanh nghiệp đầu tư thành công tại Việt Nam” [báo Sài gòn giải phóng ngày 19/10/2006]. Cụ thể, trong tổng số hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào thành phố từ năm 2000 đến năm 2009, Nhật Bản luôn nằm trong top dẫn đầu, đến nay, Nhật Bản chiếm tỉ lệ 10,57 % dự án và 6,55 % tổng vốn đầu tư.. Nguồn vốn FDI này góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và là nguồn vốn bù đắp quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; tăng nguồn thu ngân sách. Lĩnh vực đầu tư của Nhật Bản tập trung vào công nghệ, dịch vụ, xây dưng và cơ khí điện tử đã góp phần nâng cao chất lượng công nghệ, nâng cao thị trường tiêu thụ và xuất khẩu hàng điện tử trong, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển.

Nổi bật nhất, FDI Nhật Bản góp phần đáng kể chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng nâng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP, làm cho công nghiệp và dịch vụ trở thành hai trụ cột chính của kinh tế thành phố. Đặc biệt, từ năm 2006 đến nay, làn sóng FDI bắt đầu chuyển hướng đầu tư vào các ngành công nghệ cao như viễn thông và chế tạo chíp bán dẫn, mở ra nhiều triển vọng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố trong những năm về sau.

Vào ngày 25/6/2010 vừa qua công ty Nidec Copal (thuộc tập đoàn Nidec) của Nhật Bản đã nhận giấy chứng nhận đầu tư cho dự án trị giá 70 triệu USD tại Khu công nghệ cao TP.HCM (KCNC). Đây là dự án sản xuất các loại mô tơ compact có độ chính xác cao và linh phụ kiện mô tơ. Dự án đầu tư mới mang tên

Nidec Copal Precision Việt Nam (tên viết tắt là NCVP), là dự án thứ tư của Tập đoàn Nidec tại KCNC, bên cạnh 03 dự án trước là Nidec Sankyo Việt Nam, Nidec Việt Nam Corporation và Nidec Servo Việt Nam.

Các lĩnh vực hoạt động chính của Nidec sẽ bao gồm thiết kế, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mô tơ chính xác cao và linh phụ kiện mô tơ như: mô tơ dạng đồng tiền, mô tơ rung, mô tơ bước, mô tơ truyền động tĩnh, ... dùng trong các thiết bị di động và thiết bị kỹ thuật số như máy ảnh, điện thoại di động, laptop, máy in, ổ đĩa HDD và blue ray.... Dự án sẽ được triển khai thành hai giai đoạn với giá trị xuất khẩu ước tính cho giai đoạn đầu (2011 – 2012) là trên 60 triệu USD/năm và nâng lên trên 120 triệu USD/năm trong giai đoạn ổn định . Dự kiến Nidec sẽ đưa nhà máy đi vào hoạt động vào đầu tháng 4/2011. Các dự án này dự kiến thu hút 20.000 lao động có tay nghề kỹ thuật cao. [báo Người Lao động 6/2010]

Ở lĩnh vực dịch vụ, đầu tư Nhật Bản tập trung vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhà hàng, dịch vụ tư vấn đa dạng, dịch vụ tài chính ngân hàng, trung tâm thương mại, đó tạo ra chuẩn mực, tiêu chuẩn, phong cách mới trong phân phối, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới. Kết quả là thị phần của hệ thống dịch vụ trong thành phố ngày càng tăng và được cải thiện, thỏa mãn nhu cầu phụ vụ người dân trong nước và cả khách nước ngoài.

Những dự án xây dựng và cầu đường của Nhật Bản cũng có giá trị to lớn trong sự phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố. Nguồn vốn FDI nhận được từ nước ngoài đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã biến đổi hàng ngàn hecta đất nông nghiệp hoang hóa, nhiễm mặn, nhiễm phèn, năng suất thấp thành đất công nghiệp có đủ điện, nước, đường giao thông, các cơ sở dịch vụ, các công trình bảo vệ môi trường… góp phần rất lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố. Các dự án này đó đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, giúp TP.HCM đạt tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước (dự kiến năm 2010 đạt 58% và 2025 đạt 77%- 80%).

Nhật Bản với 1 số tập đoàn lớn mạnh thương hiệu thế giới trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh, sản xuất ô tô, công nghệ thông tin … đã góp phần hình thành một số ngành công nghiệp mới, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế

như sản xuất ô tô có công ty Isuzu, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng như công ty máy tính Fujitsu, Canon; điện tử-JVC; thiết bị y tế-Omron… Bộ Kế hoạch-Đầu tư cùng với Sở kế hoạch đầu tư thành phố xác định sẽ chọn lọc để hướng dòng vốn FDI vào những lĩnh vực quan trọng như công nghiệp phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.

Sự năng động của nguồn vốn FDI còn thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá diễn ra với tốc độ nhanh hơn, giúp thành phố tiếp thu những thành tựu công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thay đổi diện mạo thành phố góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn trong nước và trở thành động lực, tạo ra “cú hích” cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)