Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 55)

Tính đến nay có trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có nhiều công ty và tập đoàn lớn, có công nghệ tiên tiến. Điều này góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng công nghiệp, phát triển lực lượng sản xuất và tạo nên công ăn việc làm. Những quốc gia có nhiều dự án đầu tư vào thành phố Hồ Chí Minh nhất đầu thế kỉ XXI có thể kể đến là Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapor.

Bảng 11: Thống kê FDI vào TP.Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến năm 2009

Quốc gia Số dự án Vốn đầu tư (USD)

Hàn Quốc 644 2.306.608.188 Singapore 310 2.767.590.615 Nhật Bản 252 876.088.946 Đài Loan 229 238.208.445 Hoa Kỳ 164 373.325.195 Tổng cộng 5 quốc gia 1599 6.561.893.389

Nhật Bản là 1 trong những quốc gia đóng vai trò chủ chốt trong nhóm các nước kinh tế phát triển như G7, là quốc gia phát triển công nghiệp hiện đại bậc nhất

thế giới, là quốc gia đứng đầu châu Á về thực lực và tiềm năng kinh tế. Mối quan hệ tốt trong đầu tư nước ngoài của Nhật Bản đã giúp thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung một cách tích cực trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, là một tín hiệu tốt khiến cho các nhà đầu tư khác thấy yên tâm và dần dẫn đến ký kết thoả thuận khung với EU, bình thường hoá quan hệ và thoả thuận thương mại song phương với Mỹ….

Phát triển được kênh vốn đầu tư nước ngoài đồng nghĩa với quan hệ song phương, đa phương được phát triển. Điều này làm nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thế giới cũng đánh giá cao Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn, có năng lực trở thành một quốc gia giàu mạnh trong tương lai; đánh giá thành phố Hồ Chí Minh như một trung tâm lớn của khu vực. Trước mắt, hội nhập kinh tế quốc tế với những tín hiệu đáng mừng từ FDI đã làm nâng sự tín nhiệm , góp phần giải quyết tốt vấn đề nợ của Việt Nam và thành phố. Điều đó góp phần ổn định cán cân thu chi ngân sách, tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội trong nước.

Theo tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Việt Nam (JETRO), hiện nay Nhật Bản là một trong những nước có nguồn vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam. Số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, tìm hiểu đầu tư vào thị trường Việt Nam ngày một gia tăng theo nhiều con đường khác nhau. Phần lớn các doanh nghiệp hài lòng và cho rằng hiện nay Việt Nam đang được xem là nơi tốt nhất để đầu tư. Bên cạnh đó Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và có chính sách đầu tư khá cởi mở, nên các doanh nghiệp Nhật Bản luôn coi Việt Nam là một đối tác quan trọng để hợp tác làm ăn và đầu tư. Tuy vậy, cũng theo các chuyên gia kinh tế thì so với các nước châu Á khác, nguồn vốn FDI của Nhật Bản vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thực lực của mỗi bên,nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật Bản vẫn còn chần chừ chưa thực sự đầu tư vào Việt Nam. Chính vì thế, để đẩy mạnh hơn nữa dòng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, ngày 14/11/2003, đại diện của Chính phủ hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Với sự kiện quan trọng này đã mở ra triển vọng to lớn cho hợp tác đầu tư Nhật-Việt.

Bảng 12: FDI của Nhật Bản vào TP.HCM sau khi 2 nƣớc ký hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ.

Năm Tổng vốn đầu tư (triệu USD)

2003 72.3 2004 195.21 2005 231.36 2008 1.197.444.298 2009 148.392.969 8 tháng năm 2010 84.664.141

(Nguồn:Sở Kế hoạch-Đầu tư năm 2010)

Qua số liệu thống kê ở trên chúng ta thấy tác động to lớn của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, đã tạo được lòng tin cho nhà đầu tư, bước đầu tháo gỡ những vướng mắc trong quan hệ đầu tư giữa 2 nước, là yếu tố thúc đẩy sự gia tăng FDI hơn nữa của Nhật Bản vào TP.HCM trong tương lai.

Sau khủng hoảng kinh tế, nhiều nước trên thế giới bắt đầu tiến hành tái cấu trúc kinh tế nên có thể họ tập trung phát triển những sản phẩm có công nghệ đi tắt đón đầu, đưa lại lợi nhuận cao... Vì vậy, thành phố cần dự báo đúng luồng luân chuyển vốn FDI của thế giới, xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư trên thế giới, từ đó nắm bắt, điều chỉnh chiến lược thu hút vốn FDI của mình. Thêm nữa, thu hút FDI cũng cần phải dựa trên lợi thế so sánh của nước ta chứ không phải muốn là được. Với lợi thế về nhân công lao động rẻ thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tập trung phát triển các ngành thâm dụng lao động, trong khi những ngành thâm dụng vốn và công nghệ chưa thể thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Vì thế, cơ cấu vốn FDI cũng chỉ có thể chuyển dịch dần dần, trên cơ sở tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới, như lao động có trình độ cao; hạ tầng cơ sở hiện đại... Đẩy nhanh cải cách hành chính, hoàn thiện tối đa cơ sở hạ tầng nhằm làm cho thành phố trở thành nơi hấp dẫn đầu tư các doanh nhiệp Nhật Bản đồng thời cả các doanh nghiệp từ các cường quốc kinh tế khác như Mỹ, EU … sẽ đưa lại hình ảnh tích cực, hấp dẫn cho thành phố, nâng tầm thêm vị trí thành phố trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Kết luận: Về nhiều mặt, Nhật Bản đã chi phối nhiều nước trên thế giới, trong đó

có Việt Nam. Các cơ sở sản xuất ở đây vừa giúp họ tiết kiệm chi phí sản xuất, khai thác tốt thị trường bản địa, vừa nâng cao sức cạnh tranh quốc tế cho sản phẩm Nhật Bản. Việt Nam còn hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản bởi giác cả năng lượng, nguyên liệu và nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi dào…Với những lợi thế đó , Việt Nam ngày càng thu hút sức đầu tư của Nhật Bản. “Sự thành công của Việt Nam trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội không chỉ mang tầm quan trọng rất lớn đối với Việt Nam mà còn rất có ý nghĩa đối với Đông Nam Á, Châu Á-Thái Bình Dương và cả thế giới. Xuất phát từ nhận thức này, Nhật Bản sẽ đóng góp tối đa vào sự nghiệp đó” (tuyên bố của nguyên thủ tướng Nhật Bản Murayama trong chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam vào năm 1994) [ 36:tr357]

Qua những số liệu phân tích ở trên chúng ta rút ra được những mặt tích cực và hạn chế do FDI của Nhật Bản mang lại đối với TP.HCM

+Mặt tích cực

- Cung cấp nguồn vốn cho sự thiếu hụt vốn trong nước, nhờ vốn FDI làm dịch

chuyển cơ cấu kinh tế theo ngành và nội bộ ngành.

- FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ và mức sống của người dân

- Nhờ 1 phần vốn FDI của Nhật đã tạo điều kiện cho Việt Nam khai thác, tận dụng nguồn tài nguyên, khoáng sản một cách có hiệu quả.

- Không chỉ đơn thuần là vốn mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến, nâng cao năng lực lao động, tác phong làm việc công nghiệp… qua đó đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực, thế giới.

-Thông qua FDI, TP.HCM có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế, văn hóa, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường thế giới

- Tạo công ăn việc làm , thu hút được một số lượng lớn người lao động

- Ngoài ra FDI khác với các khoản vay khác là không gây nợ cho Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Mặc dù FDI đem lại lợi ích cho Thành phố Hồ Chí Minh về nhiều mặt cả về kinh tế, chính trị, xã hội nhưng bên cạnh đó FDI của các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung cũng gây ra các vấn đề môi trường khi chuyển giao vào Việt Nam nhiều công nghệ lạc hậu, sản phẩm đã qua sử dụng không còn phù hợp với mức độ phát triển chung của nền công nghiệp thế giới. Chẳng hạn như các tập đoàn sản xuất ô tô Nhật Bản đưa vào Việt Nam công nghệ sản xuất vỏ xe bằng tay, tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ hơn là đầu tư những dây chuyền sản xuất bằng rô bốt hiện đại vốn là thế mạnh của Nhật Bản. Điều này làm cho chất lượng sản phẩm ở Việt Nam không ổn định và chỉ có thể tiêu thụ được ở thị trường trong nước, không thể xuất khẩu ra thị trường thế giới như định hướng chung của nhà nước.

- Mặt khác các nguồn vốn ODA đi kèm theo nguồn vốn FDI để phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố, phục vụ cho các khu công nghiệp đều có nguy cơ trở thnàh nguồn tham nhũng cho các cán bộ biến chất. Gần đây nhất chính là vụ việc ông Huỳnh Ngọc Sĩ-nguyên phó giám đốc Sở Giao thông công chánh, giám đốc dự án Đại lộ Đông-Tây đã nhận tiền lót tay hơn 200.000 USD để chỉ định công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) làm nhà thầu giám sát xây dựng. Việc này xảy ra đã làm mất lòng tin của nhà đầu tư Nhật Bản về một môi trường đầu tư không công bằng, không trong sạch, vừa làm lãng phí nguồn vốn đầu tư quí giá rất cần cho sự phát triển của Thành phố.

- Dòng vốn FDI của Nhật Bản vào TP.HCM không cân đối theo vùng, ngành . Mở rộng ngành cũng không thật rộng, chỉ chuyên về một số ngành cụ thể dẫn đến mất cân đối giữa các vùng, sự di chuyển lao động và tăng thêm khoảng cách giàu- nghèo trong xã hội.

- Việc thu hút vốn đầu tư FDI vẫn còn những hệ lụy, đó là vấn đề việc làm, chế độ đối với người lao động tại các doanh nghiệp FDI. Không ít các doanh nghiệp “ngoại” đầu tư vào Việt Nam để khai thác thị trường lao động phong phú và giá rẻ. Nhiều doanh nghiệp này đã áp dụng triệt để mức lương tối thiểu để chi trả cho lao

động, với thu nhập chỉ trên dưới 1 triệu đồng đã khiến cho một bộ phận không nhỏ người trẻ tuổi trình độ phổ thông đã cố gắng hết sức làm thêm giờ mong tăng đãi ngộ trong nhà máy, xí nghiệp với một công đoạn cụ thể, đơn điệu của nhà máy… Điều đó đồng nghĩa với việc khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động sẽ không có một nghề trong tay và trở về địa phương, sẽ là nguy cơ “gánh nặng” xã hội.

Tóm lại: Qua quá trình nghiên cứu, tôi thấy rằng nguồn vốn FDI của Nhật Bản vào

TP.HCM chíếm một vị trí quan trọng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế một cách ổn định. Tính đến hết tháng 8/2010 thì vốn đầu tư trong năm 2010 của Nhật Bản là 84.664.141 USD, thật sự là TP.HCM đang đứng trước những cơ hội rất lớn về nguồn vốn FDI Nhật Bản đổ vào, trong tương lai gần các công ty Nhật đầu tư ở TP.HCM sẽ đem theo cả những cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trội. Đây là tin vui đối với doanh nghiệp TP.HCM.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ TRIỂN VỌNG NHẰM THU HÚT FDI CỦA NHẬT BẢN Ở THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)