- Đa dạng hoá hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các diễn đàn quốc tế hoạt động hợp tác xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, ASEM, APEC… các cuộc hội thảo về đầu tư trong và ngoài nước, sử dụng tổng hợp các phương tiện xúc tiến đầu tư qua truyền thông đại chúng , qua mạng Internet, xúc tiến trực tiếp…
- Biểu dương, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp FDI có thành tích suất sắc trong kinh doanh, có đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng đất nước. Đồng thời phê phán, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm luật pháp Việt Nam.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin về FDI nhằm mở rộng tuyên truyền, xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam thực sự muốn mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới, hình ảnh một TP.HCM năng động trong khu vực.
Hiện nay đã có Trung tâm thông tin truyền thông có nhiệm vụ cung cấp thông tin, cập nhật chủ trương, chính sách pháp luật đầu tư, giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư, biểu dương những dự án thành công .
- Sử dụng hiệu quả các công cụ tạo dựng hình ảnh: Sách giới thiệu, tờ rơi, bản tin thường kỳ, website…Hiện nay các nhà đầu tư thường xuyên phàn nàn về tình trạng thiếu thông tin tại Việt Nam. Chính vì vậy, cơ quan xúc tiến đầu tư thành phố cần đưa ra những tập sách giới thiệu, tơ rơi, bản tin thường xuyên, song ngữ Nhật – Việt, Anh-Việt để kịp thời đưa thông tin đến với nhà đầu tư.
- Các nhà đầu tư tiềm năng luôn quan tâm tới kinh nghiệm của các nhà đầu tư đi trước vì vậy nên mời những nhà đầu tư thành công trước đó đến thuyết trình tại hội thảo là việc hết sức cần thiết. Một số các cơ quan xúc tiến đầu tư ở Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc đã thực hiện phương pháp này thành công.