Nghĩa FDI của Nhật Bả nở Việt Nam và TP.HCM

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 29)

Nếu như ODA thường được tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thì nguồn vốn FDI là đòn bẩy trực tiếp kích thích nền kinh tế phát triển bởi lẽ FDI

không chỉ đơn thuần là vốn mà còn là công nghệ, kỹ thuật được đầu tư trực tiếp vào nhiều lĩnh vực, tạo ra việc làm cho người lao động. Khoảng 10 năm trước, Việt Nam đã bỏ mất một thời cơ lớn để đón làn sóng FDI mới từ Nhật Bản, và thời cơ ấy Trung Quốc đã nắm bắt. Nhưng hiện nay một thời cơ mới lại đến, mà nguyên nhân cũng lại xuất phát từ Trung Quốc. Lần này nếu Việt Nam nhanh chóng nắm bắt thời cơ này thì có thể khắc phục những trì trệ gần đây và tạo ra một cuộc bùng nổ về FDI, từ đó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa theo hướng ngày càng tăng năng lực cạnh tranh quốc tế. [Thời báo kinh tế Sài Gòn 7/2010]

Theo đánh giá mấy năm gần đây của giới doanh nghiệp Nhật, bốn quốc gia mà họ cho là sẽ trở thành các cứ điểm sản xuất hàng công nghiệp quan trọng của thế giới trong tương lai là Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam. Vào thời điểm hiện tại, có thể nói Việt Nam được chú ý nhiều nhất vì Việt Nam hội đủ các yếu tố thuận lợi nhất: Lao động khéo tay, chăm chỉ, tiếp thu nhanh các kiến thức mới mà tiền lương chỉ bằng một nửa Thái Lan và thấp hơn Trung Quốc nhiều

Chiến lược phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ kinh tế xã hội nặng nề ở giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Việt Nam cần khai thác khoa học công nghệ của thế giới bằng cách phát triển quan hệ ngoại giao, chính trị, kinh tế với nước ngoài, trong đó quan hệ với Nhật Bản - siêu cường số 2 thế giới có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong bối cảnh thuận lợi là 2 nước có những gần gũi về địa lí, lịch sử, tương đồng về văn hóa.

Từ nhu cầu phát triển đất nước, Việt Nam mong muốn hợp tác với Nhật Bản trong một số ngành kinh tế như: xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng, khai thác và chế biến nông lâm thủy hải sản, thủ công mĩ nghệ, ngành công nghiệp nặng và khai thác khoáng sản... tạo việc làm cho nhiều lao động. Bên cạnh đó ngành công nghiệp mũi nhọn có hàm lượng công nghệ cao cũng cần phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước khác trên thế giới.

Đáng kể hơn nữa là vì FDI của Nhâ ̣t Bản tâ ̣p trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất, nên đã góp phần thúc đẩy phát triển những ngành công nghiệp mới như sản xuất xe gắn máy , xe hơi . Hiê ̣n nay , Nhâ ̣t Bản đang quan tâm đến phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ - ngành mà Việt Nam hiện thua xa các nước như Thái

Lan và Indonesia . Vì thiếu ngành công nghiệp phụ trợ hữu hiệu nên Việt Nam bị thâm thủng mâ ̣u di ̣ch triền miên do phải nhâ ̣p khẩu nhiều linh kiê ̣n để làm ra thành phẩm. Nếu viê ̣c phát triển thành công ngành công nghiê ̣p phu ̣ trợ sẽ là chìa khoá cho Viê ̣t Nam bước lên nấc thang cao hơn trên con đường hội nhập.

Trong bối cảnh thế giới chứa nhiều biến động khó lường, vai trò của FDI đối với nhu cầu phát triển của đất nước trong thời gian tới tuy rất được coi trọng song Việt Nam cần nhìn nhận đúng đắn để tránh những rủi ro có thể gặp phải do sự phụ thuộc vào kinh tế nước ngoài. Xác định được định hướng phát triển, Việt Nam cần khéo léo tập trung đầu tư vào các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao thay vì đầu tư tràn lan, vừa gây tổn thất môi trường vừa khiến các doanh nghiệp trong nước chịu áp lực cạnh tranh cao.

Vai trò của nguồn vốn FDI đối với phát triển kinh tế-xã hội ở TP.HCM đã

được thực tiễn chứng minh. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ở mức hai con số, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế Thành phố và từ đó góp phần cải thiện cơ cấu kinh tế Thành phố theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hoá. Hơn nữa với hiện trạng nền kinh tế còn nhiều điểm bất cập như hiện nay thì FDI là liều thuốc cần thiết giúp thay đổi diện mạo nền kinh tế cũng như các lĩnh vực khác của Thành phố.

Những hạn chế về cơ sở hạ tầng cũng như các lĩnh vực kinh tế của Thành phố đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển. Tuy là địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhưng vẫn chưa bắt kịp được sự phát triển của các thành phố trong khu vực và trên thế giới. Sản phẩm sản xuất ra của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố vẫn chủ yếu là sản phẩm thô -sơ chế, công nghệ sản xuất lạc hậu, đội ngũ lao động chưa được đào tạo lành nghề, hệ thống giao thông chưa phát triển…Đây chính là nguyên nhân làm cho kinh tế thành phố phát triển chưa tương xứng với tiềm năng phong phú của mình. Trong thời gian tới Thành phố cần có thêm rất nhiều vốn để nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng chắp vá, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm …đáp ứng nhu cầu phát triển để thành phố thực sự trở thành trung tâm kinh tế của cả nước, tiến tới là trung tâm kinh tế năng động- phát triển của khu vực. Nhu cầu vốn FDI để phát triển kinh tế của Thành phố là rất lớn, do vậy nguồn vốn FDI

của Nhật Bản sẽ đóng vai trò chủ đạo vì Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên đầu tư vào Thành phố từ năm 1991 đến nay, nguồn vốn đầu tư đứng vị trí thứ 5-7, bên cạnh nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Thành phố đã kéo theo việc chuyển giao công nghệ, bí quyết kinh doanh, thu hút một lượng lớn lao động…

Tóm lại, việc huy động nguồn vốn nước ngoài nói chung và nguồn vốn FDI của

Nhật Bản nói riêng vào Thành phố kể từ năm 1987 –năm ra đời luật đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế-xã hội TPHCM là cần thiết và việc thu hút FDI là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta cũng như của TP.HCM trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG FDI CỦA NHẬT BẢN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)