Tổng quan về Ngân hàng ACB Chi nhánh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng tại ngân hàng á châu – chi nhánh khánh hòa (Trang 52)

3.1.1.Giới thiệu về ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH- GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24/04/1993, và Giấy phép số 533/GP- UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Tên giao dịch quốc tế: Asian Commercial Bank (ACB)

Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP.HCM

Tên viết tắt: ACB

Website: www.acb.com.vn

Giai đoạn 1993-1995: đây là giai đoạn đầu của quá trình đổi mới kinh tế, xã hội ở Việt Nam, ACB ngay từ thời kỳ mới thành lập đã theo đuổi một chính sách kinh doanh cẩn trọng, tập trung xây dựng các nền móng quy trình, quy phạm nghiệp vụ, cơ chế quản trị điều hành, với chiến lược hướng tới phân khúc thị trường chính đang bị bỏ ngỏ là các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Giai đoạn 1996-2002: Năm 1997 ACB là ngân hàng đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, đánh dấu bước đầu quan trọng của ACB thay đổi về chất trong thành phần cổ đông. ACB đã là một trong những ngân hàng đi tiên phong ở Việt Nam trang bị hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng lõi và cơ cấu tổ chức theo định hướng hướng tới khách hàng, từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy trình quy phạm nghiệp vụ trên cơ sở công nghệ mới và áp dụng các nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO, theo hướng tập trung hóa, phát triển các sản phẩm dịch vụ hướng đến chuẩn mực quốc tế, nhắm đến các phân khúc thị trường truyền thống.

Giai đoạn 2003 đến nay: Đặc biệt, từ sau 2003 trở lại đây, ACB chuyển sang chiến lược tăng tốc phát triển theo bề rộng và đã có những thành công bước đầu. Năm 2005 ACB đã chính thức lựa chọn Ngân hàng Stander Charted (SCB) là cổ đông chiến lược và sang 2006 đã chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Tới nay, ACB đã trở thành ngân hàng có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, đứng trong số 5

ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, đạt quy mô tổng tài sản khoảng 10 tỷ USD, giá trị vốn hóa thị trường hơn 1,2 tỷ USD và lợi nhuận hàng năm trên 150 triệu USD. Trong suốt 19 năm thành lập và hoạt động, ACB luôn được các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, các khách hàng, các đối tác và các tổ chức quốc tế đánh giá cao và được nhận nhiều giải thưởng.

Nhìn lại bản thân ACB, sau 19 năm thành lập, bên cạnh những thành công rất quan trọng đã đạt được, thời gian gần đây năng lực nội tại của ACB đã bắt đầu bộc lộ những điểm yếu, hạn chế tốc độ phát triển và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nhiều vấn đề về cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt của ACB ngày càng tỏ ra không đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của ACB trong thời ký mới. Có thể nói, chiến lược phát triển theo bề rộng đã được khai thác đến hết giới hạn, nếu không được kịp thời thay đổi, sẽ tạo ra gánh nặng cho chính ACB. Tình hình đó đòi hỏi ACB phải tự đổi mới mạnh mẽ, sâu rộng, toàn diện để đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Vì vậy, ACB cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển mới giai đoạn 2011-2015 và các chính sách để triển khai thực hiện chiến lược mới này tại ACB.

3.1.2.Giới thiệu về ACB Chi nhánh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng tại ngân hàng á châu – chi nhánh khánh hòa (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)