Nguyên nhân

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại trụ sở chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 61)

a. Nguyên nhân khách quan.

- Hệ thống pháp luật có liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, đến đầu tư, xây dựng, đất đai… luôn có sự thay đổi, điều chỉnh, tính ổn định không cao ảnh hưởng đến việc thẩm định cho vay của ngân hàng. Một số luật sau khi ban hành gần một năm vẫn chưa có Nghị định và thông tư hướng dẫn nên dễ dẫn đến cách hiểu của chủ đầu tư, của ngân hàng cũng có lúc khác nhau; nếu cán bộ thẩm định không cập nhật kịp thời thì sẽ gặp những sai lệch trong nhận định, đánh giá khi thẩm định.

- Đến nay Việt Nam chưa xây dựng được và cũng chưa có văn bản pháp lý nào quy định chuẩn mực các hệ thống tài chính đối với các doanh nghiệp, các ngành có liên quan, nên cơ sở đánh giá chuẩn mực tình hình tài chính của doanh nghiệp khi thẩm định cũng còn gặp không ít khó khăn. Trái lại, khi chủ đầu tư thuê tư vấn để lập dự án thì về mặt hình thức, nội dung của dự án thoả mãn nhưng năng lực thực hiện thế nào, nguồn vốn ở đâu ra, khả năng tổ chức quản lý… còn là vấn đề nann giải. Đây cũng là nguyên nhân thời gian qua một số dự án phải giải trình, thuyết minh bổ sung, làm rõ nhiều vấn đề.

- Vấn đề vốn tự có của chủ đầu tư tham gia vào dự án, phương án SXKD. Các dự án đầu tư khi thiết lập chủ đầu tư thường xây dựng cao, đáp ứng các điều kiện cho vay của ngân hàng và các quy định của pháp luật về việc cho vay áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, nhưng thực tế khi thẩm định, vốn chủ sở hữu trên cân đối kế toán của doanh

nghiệp không đủ hoặc không còn để cân đối, nên doanh nghiệp thuyết minh lòng vòng kể cả việc sử dụng các nguồn trong tương lai như: Vốn thu về từ cổ phần hoá, lợi nhuận không chia của năm sau, khấu hao, bán tài sản khác; đây là những vướng mắc trong thực tiễn mà chúng ta thường gặp phải khi thẩm định và cũng là nguyên nhân tại sao trong thời gian qua khi thẩm định Trụ sở chính thường phải gửi thư công tác cho các chi nhánh để làm rõ.

- Hệ thống thông tin tín dụng, thông tin khách hàng hiện nay cũng còn nhiều bất cập, dữ liệu thông tin của các cơ quan chức năng, các bộ ngành có liên quan còn nghèo nàn, nhiều khi chưa chính xác.

- Môi trường kinh doanh, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các tổ chức tín dụng, cũng ảnh hưởng đến chất lượng dự án của chủ đầu tư và chất lượng thẩm định cho vay của ngân hàng.

- Tính chất kinh tế - xã hội, đặc biệt là chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn cũng tác động đến chất lượng thẩm định.

- Các dự án đầu tư, sau khi thẩm định và được ngân hàng chấp thuận cho vay, nhưng việc triển khai thực hiện dự án của chủ đầu tư chậm, cũng ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư và ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Một số văn bản của NHNo&PTNTVN có liên quan đến hoạt động tín dụng chậm được sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn cho phù hợp với tình hình thực tiễn như: quy định về xếp loại khách hàng, hướng dẫn Quyết định số 26/QĐ- NHNN về bảo lãnh đối với khách hàng, mức cho vay tối đa đối với nhóm khách hàng, ngành kinh tế và quy chế tổ chức hoạt động của một số Ban có liên quan đến công tác tín dụng.

- Về quy trình thẩm định đối với những dự án đầu tư do Trụ sở chính thẩm định, chưa gắn trách nhiệm của Ban tín dụng về việc cho vay hay không cho vay qua những văn bản thông báo cho vay hay không cho vay của Tổng

giám đốc.

- Thời gian thẩm định dự án đầu tư, so với các ngân hàng nước ngoài là quá ngắn, không phân biệt dự án lớn hay nhỏ, NHNo&PTNTVN quy định chung tối đa là 15 ngày, quy định cứng này cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định.

- Việc quan tâm đến công tác thẩm định chuyên trách cũng còn một số chi nhánh chưa cao, chưa thành lập bộ phận thẩm định chuyên trách theo đúng quy định, chưa cho đó là sự thiết thực trong việc tăng cường kiểm soát trước khi cho vay, nâng cao chất lượng thẩm định ngay từ chi nhánh, kể cả việc hoàn thiện hồ sơ khoản vay trình Tổng giám đốc NHNo, nên hồ sơ thủ tục món vay gửi lên Trụ sở chính để thẩm định còn thiếu, ảnh hưởng đến việc thẩm định tại Trụ sở chính.

- Việc phân công bố trí cán bộ làm công tác thẩm định tại một số chi nhánh còn mang tính hình thức, bố trí cán bộ làm công tác thẩm định vượt quá năng lực của họ, nên dễ dẫn đến tình trạng hụt hẫng trong việc thẩm định, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định ngay tại chi nhánh và tất nhiên tác động đến chất lượng và thời gian thẩm định tại Trụ sở chính.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kiến thức ngoại ngành, kinh nghiệm và khả năng nắm bắt thông tin của cán bộ thẩm định là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng thẩm định, thời gian qua tại Trụ sở chính còn là một vài cán bộ do mới chuyển công tác từ chi nhánh lên. Công việc chuyên môn tại chi nhánh trước đây chủ yếu là do vay hộ sản xuất nên khi tiếp cận thẩm định các dự án lớn không tránh khỏi sự bỡ ngỡ, khó khăn hoặc có những cán bộ mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, cán bộ chưa qua công tác tín dụng khi thực hiện thẩm định các dự án đầu cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định.

định là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng thẩm định. Một cán bộ dù có trình độ, năng lực đến đâu nhưng động cơ không trong sáng thì chất lượng thẩm định cũng dễ bị méo mó.

- Việc khai thác thông tin, cập nhật và lưu trữ thông tin đối với một số cán bộ thẩm định thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kịp thời, không mang tính hệ thống, khi thẩm định dự án nào thì khai thác thông tin dự án đó nên rất bị động trong việc khai thác số liệu, nhất là khi việc nối mạng vi tính bị trục trặc, có sự cố. Thực trạng hiện nay bộ phận thẩm định tại trụ sở chính chưa khai thác được nhiều dữ liệu từ mạng nội bộ do chương trình IPCAS giai đoạn hai chưa hoàn chỉnh.

- Một số dự án đầu tư, khi thẩm định chưa hội đủ hết các yêu cầu cần thiết về việc phê duyệt khoản vay, những yêu cầu này bộ phận thẩm định tại Trụ sở chính ràng buộc vào điều kiện giải ngân, nhưng khi thực hiện giải ngân chi nhánh bỏ qua những điều kiện ràng buộc đó nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định.

Tóm tắt chương 2

Qua phân tích đánh giá thực trạng chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam, đã làm rõ những nhận thức, quan điểm của ngân hàng về chất lượng thẩm định. Một ngân hàng để thực hiện việc thẩm định cho vay có bài bản, có chất lượng phải xây dựng cho mình một quy trình thẩm định rõ ràng, có tính khoa học, trong đó phải nêu được trình tự luân chuyển hồ sơ thẩm định một dự án vay vốn, các hồ sơ cần thiết có liên quan phục vụ cho việc thẩm định, quyền và trách nhiệm của cán bộ thẩm định, người đề xuất cho vay, người quyết định cho vay, các nội dung của dự án cần thẩm định. Nội dung của chương này đã đánh giá chất lượng thẩm định tại của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Trụ sở chính nói riêng, qua đó nêu bật kết quả đạt được qua việc thẩm định, đồng thời chỉ ra

những hạn chế, tồn tại và tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan có liên quan đến những hạn chế để bổ sung, chấn chỉnh nhằm đưa công tác thẩm định ngày càng đạt chất lượng cao.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại trụ sở chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w