Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại trụ sở chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 68)

và Phát triển Nông thôn Việt Nam đến năm 2010

Trên cơ sở định hướng hoạt động nêu trên, luận văn cho rằng, một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 cần đạt được là: Vốn tự có: 27 - 28 ngàn tỷ VND, đạt tỷ lệ an toàn vốn 8%; Tổng nguồn vốn đạt: 400 - 500 ngàn tỷ VND, tốc độ tăng trưởng 15 - 20%; Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm dân cư trên tổng nguồn vốn đạt 50 - 55%; Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn đạt từ 20 - 25%; Dư nợ tín dụng đạt: 350 - 400 ngàn tỷ VND, tốc độ tăng trưởng 13 - 16%; Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn chiếm 40%, Dư nợ cho thuê tài chính đạt: 8 ngàn tỷ đồng; Tỷ lệ doanh thu dịch vụ trên tổng doanh thu ròng: 25% - 30%; Tỷ lệ nợ xấu < 5%.

Để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu trên giai đoạn 2006 - 2010 cần tập trung thực hiện các nội dung:

Một là, về thị trường. Khu vực nông nghiệp, nông thôn là thị trường

truyền thống, tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực cung ứng tín dụng và các sản phẩm ngân hàng; Khu vực đô thị, nhất là đô thị loại I, loại II là thị trường tạo vốn hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các dịch vụ và tín dụng có hiệu quả, quảng bá sản phẩm, thương hiệu cho NHNo&PTNTVN; Các khu công nghiệp; khu chế xuất; khu vực sân bay; các trường đại học, cao đẳng là thị trường tiềm năng.

Hai là, về khách hàng. Phát triển quan hệ với mọi đối tượng khách hàng

hội đủ điều kiện và đem lại lợi ích cho ngân hàng; Nắm vững và tiếp tục phục vụ khối khách hàng quen thuộc là hộ SXKD, chủ trang trại; Mở rộng và tập trung đầu tư các đối tượng khách hàng hấp dẫn là khối dân cư có thu nhập từ

trung bình khá trở lên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp nhà nước sau khi đã được sắp xếp đổi mới, các Tổng công ty, tập đoàn kinh tế…

Ba là, về sản phẩm. Phát triển các sản phẩm có khả năng sinh lời, các

sản phẩm tiện ích cao; Phân biệt các sản phẩm cho khách hàng lớn/Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ/khách hàng cá nhân; Phát triển sản phẩm trong mô hình liên kết nông nghiệp, nông thôn (4 nhà); Phát triển các loại thẻ; Đẩy mạnh cho thuê tài chính; Khai thác cơ hội làm ủy thác giải ngân và ủy thác thanh toán.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại trụ sở chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w