Kinh nghiệm thẩm định của Ngân hàng Phát triển Châ uÁ (ADB)

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại trụ sở chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 28)

(ADB)

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng, thẩm định dự án là một bộ phận của thẩm định tín dụng. Thẩm định tín dụng đối với ngân hàng nhằm phân tích, đánh giá khả năng trả nợ/mất vốn tiềm năng (rủi ro tín dụng) của một đề xuất vay vốn nhằm dự kiến trích lập 1 khoản dự phòng rủi ro tín dụng cho khoản vay đó. Tuy nhiên, để tiếp tục giảm thiểu rủi ro mất vốn khi cho vay, các ngân hàng thường yêu cầu bên vay cần có sự bảo đảm bằng các hình thức như khấu trừ hối phiếu, thuê mua, thế chấp hoặc bảo lãnh. Sau khi phân tích, đánh giá môi trường hoạt động và ngành nghề mà lĩnh vực đầu tư của đề xuất vay vốn, thẩm định tín dụng cần được tiến hành theo các nội dung sau:

Một là, thẩm định công ty/ người vay trên 5 giác độ: (1) Đặc điểm

(Character): Sự trung thực của công ty/ người vay và ban lãnh đạo; (2) Năng lực (Capacity): Khả năng tài chính để đáp ứng được các nghĩa vụ, bao gồm phân tích dòng tiền, cơ cấu tài chính và chiến lược đầu tư. Lưu ý: đối với các công ty có báo cáo tài chính được Tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán đáng tin cậy, có thể sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích, đánh giá; còn đối với các công ty/ cá nhân không có báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Tổ chức kiểm toán độc lập, ngân hàng cần chú ý để tìm hiểu được thực chất năng

lực của công ty vì phần lớn các báo cáo của họ được trình bày rất đẹp nhưng không phản ánh đúng năng lực của công ty; (3) Vốn (Capital): Các nguồn lực khác của công ty, bao gồm phân tích khả năng tiếp cận các nguồn tài chính khác của công ty/ người vay; (4) Điều kiện (Conditions): Sự nhạy cảm của công ty/ người vay để đối phó với các tình huống kinh tế bên ngoài và cách bảo vệ, bao gồm đóng góp của chủ sở hữu, tái đầu tư từ thu nhập, sức mạnh và tầm cỡ của đối thủ cạnh tranh, chiến lược kinh doanh và phân tích ngành; (5) Tài sản đảm bảo (Collateral): Giá trị cơ bản của công ty và tài sản đảm bảo, bao gồm tài sản tiềm năng, định giá tài sản và các cam kết.

Hai là, thẩm định dự án theo các khía cạnh: (1) Thẩm định về khía cạnh

kỹ thuật/ phi tài chính; (2) Thẩm định thị trường đầu vào và đầu ra, bao gồm: Phân tích hàng hóa/ dịch vụ bán ra (sự phụ thuộc của sản phẩm, cân bằng hay phân tán); Thị phần, cạnh tranh (sản phẩm dẫn đầu, theo sau, vị trí phụ); Tỷ lệ tăng trưởng thị trường; Phân phối; (3) Quy trình công nghệ, thiết kế và tối ưu hoá thiết kế về mặt quy mô; Đòi hỏi về trình độ công nghệ, tuổi thiết bị, chính sách duy tu và bảo dưỡng; Yêu cầu về thiết kế, quy mô để đảm bảo sản phẩm/dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường; (4) Thẩm định ảnh hưởng đến môi trường, xã hội; (5) Các dự báo/ giả định có liên quan.

Việc thẩm định về mặt kỹ thuật phải rút ra được kết luận về tính khả thi về mặt kỹ thuật cũng như vòng đời kinh tế của dự án/ chu kỳ kinh doanh/ vòng đời sản phẩm.

Việc thẩm định khía cạnh tài chính của dự án, thực chất là so sánh chi phí và thu nhập và người ta dùng kỹ thuật chiết khấu dòng tiền để tính các chỉ tiêu cơ bản như:

+ Giá trị hiện tại ròng (NPV). Đây là chỉ tiêu cho biết tổng quy mô hiện giá tiền lời của cả đời dự án. Khi xác định chỉ tiêu này phải xét đến yếu tố thời gian của tiền tệ.

+ Suất thu hồi nội bộ (IRR). Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng chịu đựng lớn nhất về mặt lãi suất của dự án.

+ Phân tích độ nhạy cảm: Vì khi phân tích dự án phải dựa vào các giả định cố định về giá. Tuy nhiên, cần phân tích sâu với các giả định trong các trường hợp có biến động về giá để tính khả năng sinh lời của dự án. Cụ thể, nếu:

+ Chi phí đầu vào tăng 5%, 10%, 15% sẽ ảnh hưởng đến dự án NPV, IRR như thế nào;

+ Giá bán sản phẩm, dịch vụ giảm 5%, 10%, 15% sẽ ảnh hưởng đến dự án NPV, IRR như thế nào;

Sau khi thẩm định về khía cạnh kỹ thuật và tài chính của dự án, ngân hàng sẽ có cơ sở lựa chọn các dự án đề xuất vay vốn có tính khả thi về kỹ thuật cao và có khả năng sinh lợi lớn nhưng mức độ rủi ro thấp.

Trên cơ sở kết quả thẩm định doanh nghiệp (chủ đầu tư) và thẩm định dự án, ngân hàng đưa ra kết luận về việc cho vay hay không cho vay đối với dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại trụ sở chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 28)