Một là, ban hành kịp thời các thông tư hướng dẫn có liên quan khi Nghị
định bảo đảm tiền vay và các Nghị định khác liên quan đến hoạt động ngân hàng được sửa đổi bổ sung. Sửa đổi bổ sung điều kiện về vốn tự có và giá trị tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, vì điều kiện cho vay bảo đảm rằng tài sản hình thành từ vốn vay (tài
sản trong tương lai chưa nhìn thấy) hiện nay quy định lỏng hơn điều kiện cho vay có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh (tài sản đã hình thành độc lập với vốn vay). Theo Nghị định số 178/1999/NĐ-CP, Nghị định số 85/2002/NĐ-CP (đã được thay thế bằng Nghị định số 163 ngày 29 tháng 12 năm 2006) và thông tư số 07/2003/TT-NHNN, điều kiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, chỉ cần chủ đầu tư có vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư và giá trị tài sản bảo đảm độc lập với vốn vay đáp ứng một trong 3 trường hợp sau: (1) Vốn tự có tối thiểu bằng 15% tổng mức đầu tư; (2) Vốn tự có cộng giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 15% tổng mức đầu tư; (3) Có giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 15% tổng mức đầu tư.
Trường hợp 2 và 3 mâu thuẫn với điều kiện về vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án theo quy định chung ít nhất phải bằng 15% tổng vốn đầu tư. Mặt khác, trường hợp chủ đầu tư không có vốn tự có tham gia vào dự án mà chỉ có tài sản bảo đảm bằng 15% tổng mức đầu tư thì vẫn được cho vay và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, trong khi đó đối với chủ đầu tư khác, dự án khác có đủ tài sản "nhìn thấy được, sờ thấy được" làm bảo đảm nhưng phải có ít nhất 15% vốn tự có tham gia vào dự
án.
Hai là, chỉnh sửa bổ sung quy định về việc cho vay đối với khách hàng
của tổ chức tín dụng theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN. Theo quyết định này, quy định về cho vay đối với pháp nhân và cá nhân có yếu tố nước ngoài chưa rõ ràng, trong khi Việt Nam gia nhập WTO thì pháp nhân và cá nhân nước ngoài vào đầu tư rất nhiều. Mặt khác, một số đối tượng cho vay mới cũng phải điều chỉnh như cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư ra nước ngoài…
Ba là, đối với các dự án đầu tư đã được Chính phủ cho phép đầu tư và
việc thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước nên bỏ quy định tổ chức tín dụng phải xin phép NHNN.
Bốn là, khi tham gia ý kiến đối với các dự án đầu tư có liên quan, cần
tham mưu cho chính phủ về điều kiện bắt buộc đối với dự án khi vay vốn các tổ chức tín dụng, tính khả thi của dự án một cách cụ thể, đồng thời phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD.
Năm là, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng
CIC, các thông tin CIC cung cấp cho TCTD cần cập nhật kịp thời, chuẩn xác hơn, vì thời gian vừa qua do tình trạng các TCTD khi cho vay nhập dữ liệu chưa đầy đủ, kịp thời đầu vào nên khi khai thác chưa được đầy đủ. Mặt khác nguồn thông tin và dữ liệu thông tin phải bổ sung thêm các khoản cho vay đã ký Hợp đồng tín dụng nhưng chưa giải ngân và các khoản đã cam kết bảo lãnh, đã bảo lãnh đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng, ngành kinh tế có như thế nguồn thông tin mới đầy đủ nhằm giúp các TCTD lường tránh những rủi ro.
Sáu là, thường xuyên tiếp cận và làm đầu mối các cuộc hội thảo, thuyết
trình nghiệp vụ thẩm định, phân tích tài chính do các tổ chức quốc tế tổ chức tại nước ngoài và tại Việt Nam như những năm trước đây NHNN đã làm để tạo điều kiện cho cán bộ các TCTD được tiếp cận, học tập kinh nghiệm…
Bảy là, NHNN cần đề nghị với Chính phủ và Bộ tài chính sớm tăng vốn
điều lệ cho NHTM Nhà nước để tạo lộ trình thuận lợi cho việc cổ phần hóa ngân hàng thương mại Nhà nước và tạo vốn cho TCTD trong việc chủ động cho vay đối với các dự án lớn theo mức không vượt quá 15% vốn tự có và các tỷ lệ an toàn khác của TCTD.
Tám là, có chế tài cụ thể đối với việc cạnh tranh không lành mạnh của
các TCTD, kể cả về lãi suất, điều kiện tín dụng… để môi trường kinh doanh ngân hàng luôn phát huy hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro do
việc cạnh tranh không lành mạnh mang lại.
Chín là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tín dụng,
thẩm định cho vay của các TCTD để chấn chỉnh xử lý kịp thời những tồn tại, sai sót phát sinh, làm cho môi trường tín dụng luôn lành mạnh.