Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại trụ sở chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 90)

Nam

Một là, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời các văn bản có liên quan đến công

tác tín dụng, thẩm định cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhằm tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, nâng cao chất lượng tín dụng, thẩm định cho vay như quy định về xếp loại khách hàng, hướng dẫn bảo lãnh, tỷ lệ an toàn cho vay đối với nhóm khách hàng, ngành hàng và quy chế tổ chức hoạt động của các Ban có liên quan đến công tác tín dụng, thẩm định.

Hai là, tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh quy trình thẩm định nhằm phân rõ

chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm của các bộ phận có liên quan từ chi nhánh đến Trụ sở chính.

Ba là, cập nhật và thường xuyên bổ sung những vấn đề mới, nội dung

mới trong kỹ thuật, kỹ năng thẩm định dự án; xây dựng chuẩn mực thẩm định, phương pháp tính toán dòng tiền, chiết khấu dòng tiền, các chỉ tiêu về tài chính, độ nhạy của dự án… thông qua chương trình phần mềm tin học.

Bốn là, cập nhật và khai thác các định mức kinh tế, kỹ thuật của các

ngành có liên quan, làm cơ sở dữ liệu cung cấp cho các chi nhánh, cán bộ để phục vụ cho việc thẩm định.

Năm là, củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định từ chi

nhánh đến Trụ sở chính, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ, có kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức làm công tác thẩm định. Bổ sung nhân sự cho bộ phận thẩm định tại Trụ sở chính, đảm bảo ít nhất từ 02 cán bộ trở lên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bộ phận thẩm định tại các chi nhánh cấp I ít nhất phải

có từ 5 cán bộ trở lên có đủ trình độ năng lực theo quy định.

Sáu là, nghiên cứu mô hình thành lập Trung tâm thẩm định tại Trụ sở

chính như nội dung giải pháp đã nêu để chuyên nghiệp hóa công tác thẩm định gắn với dịch vụ ngân hàng.

Bảy là, các dự án lớn, khoản vay của các doanh nghiệp lớn, các tổng

công ty, tập đoàn kinh tế tập trung về Trụ sở chính để thẩm định (không thẩm định tại cấp chi nhánh sau đó giao cho các chi nhánh có liên quan giải ngân, theo dõi nợ, quản lý nợ (khi giao có điều kiện và phân định trách nhiệm cụ thể).

Tám là, chấn chỉnh và củng cố hệ thống thông tin khách hàng, thông tin

từ nội bộ NH và các kênh thông tin khác nhằm phục vụ cho việc thẩm định, triển khai trong toàn hệ thống chương trình IPCAS (hiện đại hóa hệ thống thanh toán), cung cấp mã khai thác thông tin cho tất cả các cán bộ thẩm định.

Chín là, tăng cường công tác kiểm tra công tác thẩm định, nhằm phát

hiện, chấn chỉnh, ngăn chặn và xử lý kịp thời những sai sót phát sinh để không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định, chất lượng tín dụng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam đang là nội dung mà nhiều người quan tâm; một giải pháp có tính khả thi sẽ nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, chất lượng tín dụng, hạn chế tới mức thấp nhát những rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Thông qua chương trình này, tác giả đã đề cập đến những định hướng, chiến lược của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và công tác tín dụng, thẩm định nói riêng đến năm 2010; xu hướng phát triển cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng, cũng như định hướng nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Tác giả cũng mạnh dạn đưa ra nhóm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, đó là các giải pháp về con người, tổ chức bộ máy, kỹ thuật

nghiệp vụ, thu thập xử lý thông tin, các hình thức thẩm định cũng như các cơ chế chính sách có liên quan. Qua đó để nâng cao chất lượng thẩm định, tác giả cũng kiến nghị với Chính phủ, các cơ quan chức năng có liên quan, với ngân hàng Nhà nước Việt Nam và với NHNo&PTNT Việt Nam về cơ chế chính sách, tính minh bạch tài chính của doanh nghiệp, kiểm toán, hệ số chuẩn mực ngành, chế độ thông tin, công tác cán bộ, mô hình tổ chức, quy trình, kỹ năng, kỹ thuật thẩm định dự án.

KẾT LUẬN

Với việc thực hiện và hoàn thành bản luận văn với đề tài: "Giải pháp

nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Trụ sở chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam", tác giả đã hoàn thành

các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Một là, đã hệ thống hóa có chọn lọc những vấn đề cơ bản về dự án đầu

tư và chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHTM. Đặc biệt, tập trung phân tích, luận giải về đánh giá chất lượng thẩm định dự án đầu tư, các nhân tố khách quan, chủ quan có ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư, đồng thời đã nêu lên một số bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của một số ngân hàng quốc tế có thể vận dụng đối với NHTM Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng.

Hai là, qua nghiên cứu, tìm hiểu, nắm vững tình hình thực tế, luận văn

đã phân tích thực trạng chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam, từ đó đã nhận xét, đánh giá chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế do 2 nhóm nguyên nhân (chủ quan và khách quan) ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam.

Ba là, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đưa ra hệ thống giải

pháp và kiến nghị, bao gồm 2 nhóm giải pháp và 3 nhóm kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam.

Tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan, các nhà khoa học, đặc biệt là TS. Trương Quốc Cường đã nhiệt tình giúp đỡ để hoàn thành bản luận văn.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song do tính chất phức tạp của đề tài nghiên cứu và khả năng, điều kiện của tác giả nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bản

luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại trụ sở chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w