Về kỹ thuật nghiệp vụ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại trụ sở chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 74)

Kỹ thuật nghiệp vụ có thể coi là "chìa khóa" dẫn đến sự thành công, đảm bảo chất lượng của mọi sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và thẩm định nói riêng. Do đó, trong thời gian qua, Ban thẩm định dự án tại Trụ sở chính NHNo&PTNTVN thường xuyên cải tiến về kỹ thuật nghiệp vụ thẩm định dự án nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo độ chính xác về kết quả thẩm định. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định như đánh giá tại chương 2. Vì vậy, luận văn cho rằng, cần hoàn thiện về kỹ thuật nghiệp vụ thẩm định dự án theo những nội dung sau:

Một là, hoàn thiện, bổ sung, chuẩn hóa quy trình thẩm định từ chi nhánh

đến Trụ sở chính, theo đó cần:

+ Chuẩn hóa và chi tiết bộ hồ sơ cho vay theo dự án đầu tư và trình tự luân chuyển hồ sơ vay vốn, hồ sơ thẩm định từ chi nhánh đến Trụ sở chính, từ người thẩm định đến người đề xuất và người quyết định cho vay; Các nội dung có liên quan cần thẩm định đối với dự án, thẩm định cái gì, thẩm định

như thế nào đều phải được xác định.

+ Đảm bảo tính độc lập trong việc thẩm định dự án, nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp của những người có liên quan trong quá trình thẩm định dự án; đảm bảo quyền và trách nhiệm của những người có liên quan trong việc thẩm định, đề xuất, quyết định cho vay, tổ chức cho vay, thu nợ vốn vay (kể cả trách nhiệm về vật chất nếu do nguyên nhân chủ quan mà cán bộ gây ra). Nếu vẫn áp dụng quy trình thẩm định như hiện nay thì ngoài trách nhiệm của bộ phận thẩm định chuyên trách tại trụ sở chính, bộ phận tín dụng (thuộc các Ban tín dụng liên quan) cũng phải có ý kiến chính thống của mình về việc cho vay trong thông báo phê duyệt cho vay của Tổng giám đốc và cũng phải chịu trách nhiệm liên đới trong việc đề xuất cho vay, vì bộ phận này xem xét lại, kiểm soát lần cuối trước khi trình lãnh đạo mà quy trình thẩm định của NHNo đã quy định.

+ Việc tiếp nhận hồ sơ khoản vay từ chi nhánh cấp I chuyển lên, việc thực hiện thẩm định, trình duyệt cho vay tại Trụ sở chính lên tập trung về một đầu mối để tạo thuận lợi cho chi nhánh và tiết kiệm thời gian xử lý, thẩm định Trụ sở chính.

+ Thực hiện chế độ kiểm tra trước, trong và sau thẩm định. Trong quá trình thẩm định dự án, bắt buộc cán bộ thẩm định phải kiểm tra nơi thực hiện dự án để xem xét triển vọng, tiến độ, thuận lợi, khó khăn nhằm phục vụ cho nội dung thẩm định. Sau thẩm định phải kiểm tra việc giải ngân và xử lý những khó khăn vướng mắc.

+ Về thời gian thẩm định dự án, cần phải có tính lỏng đối với từng dự án mang tính đặc thù, không nên quy định chung đối với mọi dự án để tránh áp lực về mặt thời gian.

+ Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo việc thẩm định và chế độ lưu giữ hồ sơ trong và sau thẩm định.

Hai là, tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện kỹ năng, kỹ thuật thẩm

định dự án. Mặc dù NHNo&PTNTVN đã có hướng dẫn kỹ năng và phương pháp thẩm định dự án, nhưng cần phải chỉnh sửa bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao kỹ năng, kỹ thuật thẩm định dự án. Trọng tâm về mặt kỹ thuật nghiệp vụ là:

- Kỹ năng và phương pháp thẩm định tài chính của doanh nghiệp, chủ đầu tư, theo đó các chỉ tiêu tài chính nào cần phải quan tâm phân tích, đánh giá, phát hiện kịp thời những mánh khóe, tiểu xảo của doanh nghiệp trong việc hạch toán kế toán, phân tích do được dòng tiền, dòng ngân lưu của doanh nghiệp, thiết lập phần mềm trong việc phân tích tài chính, báo cáo ngân lưu. Mục đích cuối cùng là làm rõ tính minh bạch về tài chính của doanh nghiệp.

- Xây dựng cho được phương pháp, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm thẩm định kiểm tra năng lực tài chính, vốn tự có của chủ đầu tư tham gia vào dự án đầu tư, nhằm khắc phục tình trạng thực tế hiện nay khi xây dựng nguồn vốn này các doanh nghiệp chỉ kê lên, còn thực chất vốn tự có ở đâu chưa được thẩm định làm rõ.

- Về kỹ thuật tính toán dòng tiền của dự án: Dòng tiền của dự án là yếu tố then chốt quyết định chất lượng thẩm định tài chính của dự án. Do đó, cần xây dựng chuẩn mực, kỹ năng, kỹ thuật tính toán, thẩm định tài chính của dự án, thông qua các chỉ tiêu như:

+ Xác định giá trị hiện tại ròng của dự án đầu tư (NPV), đây là một chỉ tiêu chủ yếu xác định hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Ngân hàng chỉ có thể xem xét cho vay khi chỉ tiêu này lớn hơn không, nếu chỉ tiêu này bằng không là dự án hòa vốn, chỉ tiêu này nhỏ hơn không là dự án không hiệu quả về mặt tài chính. Trong thực tế khi thẩm định một số cán bộ chưa nắm chắc kỹ thuật thẩm định nội dung này nên kết quả thiếu chính xác, chưa tính đúng, tính đủ các dòng thu, dòng chi hàng năm của dự án hoặc xác định lãi suất

chiết khấu không phù hợp dẫn đến kết quả không chuẩn hoặc bỏ qua chỉ tiêu này khi thẩm định hoặc khi chỉ tiêu này âm cũng đề xuất cho vay… NHNo&PTNTVN cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh phần mềm sử dụng trong việc thẩm định NPV để làm cẩm nang cho cán bộ khi thẩm định.

+ Xác định tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR). Hiện nay, việc tính toán tỷ suất này, cũng như giá trị NPV nêu trên đã sử dụng công nghệ tin học thông qua phần mềm để tính toán đã khắc phục được tình trạng tính bằng phương pháp thủ công trước đây, song phương pháp này nếu không thẩm định kỹ số liệu như nêu ở phần tính toán NPV thì kết quả sẽ sai lệch đi hoặc cũng có trường hợp cán bộ khi thẩm định tỷ suất này nhỏ hơn lãi suất chiết khấu cũng cứ đề xuất cho vay thì thật là nguy hiểm. Do vậy, phải xây dựng chuẩn mực tính toán các chỉ tiêu liên quan để làm cơ sở kết luận về việc thẩm định tình hình tài chính của dự án.

+ Các vấn đề khác có liên quan đến thẩm định tài chính của dự án như: Chỉ số doanh lợi, thời gian hòa vốn đầu tư cũng rất quan trọng nhưng cách tính đơn giản dễ hiểu hơn, nhưng khi thẩm định không được bỏ qua vì đây là những chỉ số xác định lợi nhuận của dự án và thời gian hoàn vốn đầu tư nhanh hay chậm tác động trực tiếp đến thời gian cho vay và thời gian thu nợ vốn vay ngân hàng.

+ Về nguồn trả nợ vay. Hiện nay, việc thẩm định cho vay đối với dự án đầu tư, nguồn trả nợ chủ yếu của dự án là nguồn khấu hao tài sản và lợi nhuận. Do đó, cơ sở xác định thời hạn nợ, kỳ hạn nợ phải tuân thủ dòng tiền hàng năm của hai nguồn này. Tuy nhiên trong thực tiễn một số doanh nghiệp, chủ đầu tư ngoài việc thực hiện dự án này còn kinh doanh các lĩnh vực khác, do vậy các nguồn thu từ lĩnh vực khác để trả nợ cho dự án chỉ là tài liệu để tham khảo, đó chỉ là những lợi thế của dự án. Đây cũng là nguyên tắc về mặt kỹ thuật khi xác định nguồn trả nợ.

+ Một dự án đầu tư phải có thời gian xây dựng, nên khi tính toán thẩm định lãi vay trong thời gian xây dựng được tính toán vào tổng mức đầu tư và khi định thời hạn nợ phải xác định thời gian ân hạn cho dự án.

+ Các dự án đầu tư khi thẩm định phương diện tài chính của dự án bắt buộc phải tính độ nhạy của dự án và phải sử dụng độ nhạy này là cơ sở tham chiếu trong việc cho vay hay không cho vay, không nên coi việc tính toán độ nhạy nhằm đảm bảo về mặt hình thức trong báo cáo thẩm định. Vì nếu ta không lường trước vấn đề này, khi công suất khai thác giảm, sản lượng giảm, chi phí đầu tư vào tăng, giá bán hạ, biến động tỷ giá…, dự án sẽ gặp khó khăn về tài chính và tất nhiên là ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại trụ sở chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w