Hạn chế và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại trụ sở chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 57)

2.3.2.1. Hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt đựơc, chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Trụ sở chính NHNo&PTNVN còn có những hạn chế nhất đinh, có thể nhìn nhận theo 3 nhóm, đó là: (1) Hạn chế về cơ chế quản lí, quy trình, nghiệp vụ;

(2) Hạn chế từ phía cán bộ thẩm định; (3) Hạn chế về khai thác thông tin trong quá trình thẩm định.

(1) Theo quy trình thẩm định hiện nay đang áp dụng tại Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam ( thẩm định các khoản vay vượt quyền phân cấp phán quyết của chi nhánh). Khách hàng có dự án đầu tư tiếp cận trực tiếp với chi nhánh, chi nhánh thẩm định, nếu đồng ý cho vay thì lập tờ trình kèm theo toàn bộ hồ sơ khoản vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh gửi về Trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam để thẩm định lại trước khi Tổng giám đốc chấp thuận cho vay hay không cho vay. Hồ sơ khoản vay của chi nhánh trình lên Tổng giám đốc gửi qua Ban tín dụng. Ban tín dụng xem xét sơ bộ, rà soát lại danh mục tài liệu sau đó lập phiếu chuyển hồ sơ cho Ban thẩm định để thẩm định; Khi Ban thẩm định thẩm định xong lập báo cáo thẩm định có ý kiến về việc cho vay hay không cho vay, chuyển lại cho Ban tín dụng. Ban tín dụng xác định nguồn vốn cho vay và dự thảo thông báo về việc chấp thuận cho vay hay không cho vay trình Tổng giám đốc trên cơ sở nội dung báo cáo thẩm định của Ban thẩm định và tờ trình của chi nhánh. Như vậy, về mặt hình thức hồ sơ khoản vay của chi nhánh trình Trụ sở chính được kiểm soát qua hai Ban chức năng nhưng thực chất chỉ do Ban thẩm định thực hiện thẩm định và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình, cùng với trách nhiệm của chi nhánh, Ban tín dụng không có trách nhiệm gì về khoản vay. Mặt khác, qua áp dụng quy trình luân chuyển này tăng thêm thời gian thẩm định khoản vay tại Trụ sở chính và tiến bộ xử lí món vay cho các chi nhánh có phần chậm lại.

- Theo quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam, đối với các doanh nghiệp xếp loại C, các chi nhánh không được tăng dư nợ mà phải giảm thấp nợ vay, mọi trường hợp cho vay mới phải được Tổng giám đốc chấp thuận. Để có cơ sở trình Tổng giám đốc chấp thuận hay không chấp thuận cho vay đối với các doanh nghiệp này phải có kết quả thẩm định của Ban thẩm

định tại Trụ sở chính. Thực chất những doanh nghiệp xếp loại C thường là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ triền miên, mất hết vốn chủ sở hữu, năng lực tài chính yếu kém, do vậy khi có dự án đầu tư đề nghị vay vốn thì việc thẩm định đánh giá về tính khả thi của dự án rất khó khăn. Vì dự án chỉ có tính khả thi khi người thực hiện dự án có năng lực quản lí, năng lực tài chính.

(2) Hạn chế từ phía cán bộ thẩm đinh.

Một là, con số ít cán bộ thẩm định nắm bắt cập nhật các quy định của

pháp luật chưa kịp thời, do một số luật thời gian qua thường xuyên thay đổi, tính ổn định không cao trên có những dự án đầu tư thuộc nhóm A khi chưa được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, trong khi chờ ý kiến của Chính phủ về chủ trương đầu tư, chủ đầu tư đã triển khai dự án và đề nghị vay vốn ngân hàng, cán bộ thẩm dịnh cũng đề nghị cho vay hoặc có dự án chưa có văn bản chấp thuận của chủ sở hữu hoặc HĐQT của doanh nghiệp về việc phê duyệt dự án, vay vốn ngân hàng, cán bộ thẩm định cũng đề xuất cho vay.

Hai là, một vài dự án khi thẩm định tình hình tài chính của doanh

nghiệp, cán bộ thẩm định mới chỉ tính toán các hệ số tài chính có liên quan, chưa phân tích nhận định đánh giá.

Ba là, trong quá trình thẩm định tổng mức đầu tư của dự án, không

lường trước được những biến động về giá cả, tỷ giá để xác định tỷ lệ dự phòng một cách hợp lý, dẫn đến tình trạng trong quá trình xây dựng dự án phát sinh trượt giá lớn, buộc ngân hàng phải cho vay bổ sung.

Bốn là,, vẫn còn những dự án đầu tư khi thẩm định cho vay, cán bộ thẩm

định quá thiên về tài sản bảo đam nợ vay, cho rằng việc bảo đảm nợ vay là phương thức hữu hiệu trong việc xem xét cho vay.

Năm là, kỹ thuật thẩm định dòng tiền của dự án, cũng còn những hạn chế

- Có những dự án chưa tính đúng, tính đủ dòng chi hàng năm của dự án như chi phí: Khâu hao, trả lãi vay ngân hàng, bảo hiểm, thuế phải nộp, các khoản phí liên quan…

- Khi xác định lãi suất chiết khấu để tính giá trị hiện tại ròng (NPV) và suất thu hồi nội bộ (IRR) của dự án chưa đồng nhất về lãi suất đầu vào đối với phần vốn tự có của chủ đầu tư tham gia vào dự án (mỗi dự án tính một lãi suất khác nhau, khi thì bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng, khi thì bằng lãi suất trái phiếu chính phủ, khi thì bằng lãi suất tiền vay NHTM, khi thì bằng lãi suất ngân hàng phát triển…

- Có dự án khi thẩm định cán bộ không tính toán độ nhạy của dự án, để dự liệu các tình huống rủi ro có thể xảy ra.

- Khi cho vay theo dự án đầu tư thì nguồn trả nợ phải được dựa trên dòng tiền của dự án mang lại mà chủ yếu là dựa trên lợi nhuận sau thuế và khấu hao tài sản nhưng phương pháp xác định nguồn trả nợ này có khi không đồng nhất có dự án thì dùng tỷ lệ thấp hơn. Hoặc có dự án nếu căn cứ vào nguồn khấu hao và lợi nhuận thì thời gian trả nợ phải là 7 năm nhưng lại xác định trong báo cáo thẩm định là 5 năm hoặc 8 năm.

(3) Hạn chế và khai thác thông tin trong thẩm định.

- Hạn chế nhất hiện nay là việc nắm bắt thông tin về quan hệ tín dụng của doanh nghiệp đối với các TCTD và các tỷ lệ an toàn trong cho vay đối với khách hàng theo quyết định 457/QĐ - NHNN vì hiện nay khi cho vay các bộ tín dụng chưa nhập đầy đủ các dữ liệu thông tin đầu vào của khoản vay nên Trung tâm tín dụng CIC của NHNN chưa thể cập nhật kịp thời chính xác số liệu qua hệ thống tín dụng của khách hàng, nhóm khác hàng.

Mặt khác, thông tin CIC mới chỉ cập nhật dư nợ vay của các doanh nghiệp, khách hàng chưa cập nhật các khoản vay đã ký HĐTD nhưng chưa giải ngân và các khoản bảo lãnh.

- Hệ thống máy tính nối mạng, đường truyền, số liệu cần truyền có liên quan đến thông tin tín dụng, thông tin khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam cũng chưa hoàn chỉnh. Chương trình IPCAS giai đoạn 2 về cấu phần tín dụng chưa hoàn chỉnh xong và chưa triển khai thực hiện do đó việc khai thác thông tin còn có những hạn chế nhất định.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại trụ sở chính ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w