Dạng bài phê phán cái sai để khẳng định cái đúng

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 39)

8 Giáo trình nghiệp vụ báo chí Trường Tuyên huấn Trung ương, Hà Nội.

1.2.4.4. Dạng bài phê phán cái sai để khẳng định cái đúng

phán, để rồi từ những khuyết điểm đó mà soi rọi vào chân lý, tìm ra chân lý và khẳng định chân lý của sự việc.

Bài viết “Đừng để tiêu cực làm nản lòng nhân ái” trên báo Phụ nữ

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/2/2009 phê phán thực trạng “Chuyện ăn chặn, bớt xén quà Tết của Nhà nước cho đồng bào nghèo trong vụ Tết vẫn chưa nguôi trên công luận. Hầu như cái đuôi tiêu cực luôn thò ra khi có dịp. Tiêu cực trong xây dựng, trong thương mại, trong đất đai... Hễ có miếng ăn, dù sống hay chín đều có ngay tiêu cực”. Từ thực tế trên, tác giả của bài viết đã khẳng định và kêu gọi mọi người hãy làm đúng theo lương tri, “Hãy đối xử với đồng tiền từ thiện hay cứu trợ nghiêm nhặt như bất kỳ thứ tiền nào, bằng những phương pháp và quy định kiểm tra chặt chẽ và khoa học. Niềm tin vào lương tri là quan trọng, nhưng không thể thay thế hệ thống kiểm soát. Xin đừng để tiêu cực làm nản lòng nhân ái”.

Tương tự, bài viết “Sốc!” trên báo Người Lao động số ra ngày 14/8/2010 phản ánh “Dư luận không khỏi bất ngờ trước đề nghị tăng giá điện của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), càng bất ngờ hơn về mức đề nghị tăng gây sốc của hiệp hội này”. Từ thực tế không hay này, tác giả bài viết khẳng định, “Điện hay xăng dầu luôn là những mặt hàng đầu vào thiết yếu và rất nhạy cảm. Đưa ra đề nghị tăng giá điện quá sốc, VEA có nghĩ tới lợi ích của nền kinh tế và người dân hay chỉ nhìn thấy lợi ích cục bộ mà ngành điện đang độc quyền?”.

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 39)