Dạng bài ứng chiến kịp thời các sự kiện

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 37)

8 Giáo trình nghiệp vụ báo chí Trường Tuyên huấn Trung ương, Hà Nội.

1.2.4.2. Dạng bài ứng chiến kịp thời các sự kiện

Dạng bài này thường được bắt gặp trên mặt báo ngay khi các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vừa mới được ban hành rộng rãi. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các chính sách trên thì cũng có những bài viết phản ánh kịp thời để nhân dân có thể theo dõi tiến độ thực hiện và đóng góp ý kiến khi cần thiết. Bên cạnh đó, khi có một sự việc, sự kiện vừa mới xảy ra thì trên tờ báo đã xuất hiện ngay những bài bình luận “nóng hổi”, làm thỏa mãn nhu cầu của người đọc.

Có thể dẫn chứng một vài ví dụ như sau. Ngày 5/11/2008, Barack Obama được tuyên bố là đã trúng cử tổng thống Mỹ. Ngay sau đó, ngày 7/11/2008, trên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đã có đăng tải ngay bài viết “Ngƣời Mỹ: Vì sao họ khóc” viết về sự kiện này. “Việc Barack Obama trúng cử tổng thống thứ 44 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ làm rung chuyển cảm xúc thế giới như một cơn địa chấn. Rất lâu rồi, thế giới mới lại mang một cảm xúc khác lạ về bầu cử tổng thống Mỹ như vậy. Rất nhiều người Mỹ và cả những người khác trên thế giới đã khóc khi biết tin Obama trúng cử”.

Ngày 19/8/2010, nhà toán học Ngô Bảo Châu vinh dự nhận được giải thưởng Fields danh giá thì cũng trong ngày này, trên báo Tuổi trẻ đã xuất hiện ngay bài viết “Từ đỉnh cao Fields” với lời mở đầu “Đúng vào ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Tám (19/8), nhà toán học Ngô Bảo Châu mang quốc tịch Việt Nam, đã được nhận giải Fields của Liên đoàn toán học quốc tế. Giải Fields được coi là giải Nobel toán học. Trí tuệ Việt Nam đã có người đạt đến đỉnh cao nhân loại. Trong niềm sung sướng và tự hào dân tộc, ta hãy cùng nhau nghĩ suy từ đỉnh cao này.”

xuất hiện nhiều “hố tử thần”. Liên tục trong nhiều ngày, khi mưa lớn thì người đi đường rất dễ bị tai nạn bởi những cái hố này. Và để ứng chiến kịp thời, trên báo Tuổi trẻ đã có loạt bài phản ánh, cụ thể như:

- Bài viết “Để không còn cạm bẫy trên đƣờng phố” ngày 16/10/2010

mở đầu “Một đợt mưa như trút nước kéo dài mấy ngày liền làm lộ ra những hầm hố rộng và sâu trên các con đường của thành phố, như miệng của một con ác thú. Đã có những chiếc xe lớn sụp hố và lật ngang, có người rớt xuống hố và tử vong”.

- Bài viết “Trách nhiệm lòng vòng” ngày 23/10/2010 có đoạn “ Sau mấy tháng trời „vật lộn‟ với „lô cốt‟, đến nay người thành phố được „thưởng thức‟ thêm cảm giác hồi hộp, gay cấn mỗi khi ra đường do „hố tử thần‟ bất thình lình xuất hiện. Tai nạn cũng có rồi, thiệt hại cũng có rồi... Ấy vậy mà chưa có cơ quan, cá nhân nào bị xử lý trách nhiệm đến nơi đến chốn”.

- Bài viết “Chính xác” trên số báo ra ngày 24/11/2010 phản ánh “Chiều hôm qua, câu chuyện về „hố tử thần‟ tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được đại biểu Phạm Phương Thảo mang đến Quốc hội bằng một câu chất vấn dành cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng. Từ tháng 7-2010 đến giờ, số „hố tử thần‟ xuất hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh đã lên đến 44 cái. Lúc đầu còn ít, bây giờ thì cứ mỗi ngày một hoặc hai cái, đều đều”.

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 37)