Dạng bài khẳng định cái đúng để phê phán cái sa

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 38)

8 Giáo trình nghiệp vụ báo chí Trường Tuyên huấn Trung ương, Hà Nội.

1.2.4.3. Dạng bài khẳng định cái đúng để phê phán cái sa

Dạng bài này thường bắt đầu bằng một sự thật, một chân lý hay một điều mà mọi người đều thừa nhận là đúng, để từ đó đi đến việc phê phán những cái tiêu cực, những điều sai trái trong cuộc sống. Có thể thấy dạng bài này được biểu hiện ở:

Bài viết “Váng vất Tết và lễ hội” trên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí

cảnh thái bình, thịnh trị của quốc gia, cổ xúy cho du lịch hay nghề thủ công, ẩm thực truyền thống, giao thoa văn hóa các vùng miền, các thế hệ, thậm chí các tín ngưỡng”. Đây là một sự thật hiển nhiên mà bất kỳ ai cũng phải thừa nhận. Tuy nhiên, trước tình trạng có quá nhiều lễ hội trên đất nước ta hiện nay, tác giả bài viết đã phê phán “Nhưng chưa ai thử tính xem đất nước đã mất bao nhiêu thời gian, công của; phải dành bao nhiêu tàu xe để dân „trẩy hội‟ ... đã đến lúc cần phải nhìn lại chuyện ăn Tết và lễ hội. Chúng ta không chống lễ hội và kỷ niệm nhưng đã đến lúc nên chứng tỏ sự trưởng thành của mình trong thế giới hội nhập”.

Bài viết “Nói không với cung cách quản lý „cha chung‟” trên báo Sài

Gòn giải phóng số ra ngày 6/8/2010 đã mở đầu bằng việc trích dẫn Nghị quyết của Đảng “Ngày 4/8/2010, các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đăng tải văn bản số 78-KL/TƯ của Bộ Chính trị thông báo kết luận báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 9 (khóa IX) và Nghị quyết Đại hội X của Đảng về tiếp tục xấp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”. Rõ ràng là, văn bản của Đảng thì hoàn toàn chính xác, không ai có thể phủ nhận được. Bên cạnh việc đổi mới, nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhà nước, bài báo cũng vạch ra một số hạn chế, phê phán những cái chưa đúng của loại hình doanh nghiệp này là “Mặt trái của doanh nghiệp nhà nước là: Mặc dù được tạo điều kiện, được sử dụng phần lớn nguồn lực quốc gia nhưng hiệu quả hoạt động còn thấp, thậm chí thua lỗ triền miên; tỷ lệ nợ trên vốn rất cao, có nguy cơ gây đổ vỡ dây chuyền; sức cạnh tranh còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”.

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 38)