PHẠM DUY NGHĨA

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 130)

- Đối với cả một nền báo chí: Chúng ta đang kế thừa một nền báo chí

4. Nghề nghiệp hiện tạ

PHẠM DUY NGHĨA

THỜI SỰ - SUY NGHĨ

Thứ Tư, 24/11/2010, 09:17 (GMT+7)

Chính xác

TT - Chiều hôm qua, câu chuyện về ”hố tử thần” tại TP.HCM đã được đại biểu Phạm Phương Thảo mang đến Quốc hội bằng một câu chất vấn dành cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng.

Từ tháng 7-2010 đến giờ, số “hố tử thần” xuất hiện tại TP.HCM đã lên tới 44 cái (lúc bà Thảo hỏi ông Dũng, mới có 42 cái). Lúc đầu còn ít, bây giờ thì cứ mỗi ngày một hoặc hai cái, đều đều.

Bạn đọc vẫn kiên nhẫn báo tin và tòa soạn cũng kiên nhẫn cử phóng viên đi ghi nhận và... kiên nhẫn đăng báo một vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Tòa soạn đã phải đặt ra câu hỏi cho chính mình: liệu có cần thiết đăng tuần tự mỗi ngày một vài cái hố như vậy hay không, khi có thể sẽ còn nhiều hố nữa xuất hiện vì... cái cơ chế của chúng ta hiện nay.

Cơ chế đó là gì?

Theo đại biểu Phạm Phương Thảo, đó chính là sự phân công chồng chéo, cắt khúc của bộ máy chính quyền mà chắc chỉ ở nước ta mới có: đường nội ô tại các tỉnh thành thì giao cho ngành xây dựng quản lý, còn đường nông thôn thì ngành giao thông quản lý, đường hẻm thì quận huyện, còn quốc lộ và đường cao tốc thì thuộc về Bộ Giao thông vận tải. Quả là sự phân công phân nhiệm rối rắm.

Chính thực tế kỳ lạ này đã tạo ra tình trạng khó xử cho các cơ quan công quyền tại TP.HCM: quyền quản lý đường phố và kết cấu hạ tầng ngầm bên dưới chúng thuộc về Sở Xây dựng, nhưng trong thời gian qua sở này quản mà không quản bởi chỉ riêng việc quản lý lĩnh vực nhà cửa, cơ quan này đã đủ mệt, nói gì đến đường sá và nhất là họ không có chuyên môn trong lĩnh vực này.

Khi Sở Xây dựng đã buông và không có đầu mối quản lý nào làm nhạc trưởng điều hành nên các chủ đầu tư và đơn vị thi công cùng các ngài tư vấn giám sát các dự án đào đường, vì thế cứ ”vô tư“ đào bới và tái lập mặt đường theo kiểu thiếu trách nhiệm mà chẳng sợ ai. Hàng trăm kilômet đường phố bị đối xử kiểu như thế mà không xuất hiện “hố tử thần” mới là chuyện lạ. Trong khi đó, thanh tra giao thông rành chuyên môn cầu đường chỉ biết bực tức đứng ngó vì có muốn làm gì cho phải đạo cũng phải hỏi ý kiến thanh tra xây dựng!

Cơ chế là do con người đẻ ra. Thế cho nên tại diễn đàn Quốc hội, bà Thảo không chỉ chất vấn Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng mà còn hỏi cả bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ, tức là hỏi những đơn vị liên quan đến việc tạo

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã phải thừa nhận ngay tại Quốc hội rằng: ”Đại biểu Phạm Phương Thảo nói hoàn toàn chính xác”. Như vậy hi vọng lần này câu chuyện “hố tử thần” sẽ được giải quyết triệt để từ cái cơ chế sinh ra nó!

Một phần của tài liệu Bình luận ngắn trên báo in thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát trên báo Sài Gòn Giải phóng, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, Người Lao Động, Phụ nữ và Tuổi trẻ từ 2008 đến 2010 (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)